Sinh vật tuyệt chủng sống dậy sau 46.000 năm đóng băng ở Nga

Sinh vật tuyệt chủng sống dậy sau 46.000 năm đóng băng ở Nga

Theo tờ The Washington Post và trang Live Science, sinh vật được các nhà khoa học đem về từ Siberia là một tuyến trùng thuộc ngành giun tròn.

Nó thuộc một loài chưa được phát hiện trước đây và đã tuyệt chủng, được đặt tên là Panagrolaimus kolymaensis.

GeneticsMang con Panagrolaimus kolymaensis này về từ một mảng đất đóng băng 46.000 năm tuổi, nhóm nhà khoa học quốc tế đã kinh ngạc khi nó hồi sinh khỏe mạnh sau khi rã đông.

Đó là một con cái nên nó bắt đầu sinh nở ngay khi sống lại.

Đây là một kỷ lục mới về tuyến trùng hồi sinh sau hàng chục ngàn năm bị đóng băng. Hai loài giữ kỷ lục trước đây, được đưa về từ Nam Cực và Bắc Cực, có niên đại lần lượt là 25.500 và 39.000 năm.

"Quái vật" bé nhỏ hồi sinh từ băng vĩnh cửu Siberia - Nga. (Ảnh: PLOS)

GeneticsTheo TS Philipp Schiffer, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Động vật học - ĐH Cologne (Đức), ngoài yếu tố "du hành thời gian", sinh vật tuyệt chủng này còn gây thú vị bởi cách nó tạm dừng mọi hoạt động sống để có thể tồn tại lâu như thế trong tình trạng đóng băng.

Để tìm hiểu điều đó, các nhà khoa học đã thử sấy khô vài cá thể của loài mới này và một loài tuyến trùng khác là Caenorhabditis elegans.

Khi các sinh vật bé nhỏ này chuyển sang trạng thái kỵ nước, chúng tự sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose, giúp giữ màng tế bào khỏi bị mất nước.

Tiếp tục đóng băng chúng ở nhiệt độ âm 80 độ C, các nhà khoa học xác nhận rằng cơ chế này đã giúp sinh vật sống sót vì không bị mất nước, sẵn sàng tiếp tục hồi sinh bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện phù hợp.

“Thây ma” Siberia hồi sinh sau 50.000 năm đóng băng: Cảnh báo rùng mìnhSốc với "quái vật" hồi sinh sau khi bị ăn thịt, thản nhiên giao phối, đẻ conSinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp "hồi sinh", có thể gây đại dịch mới?

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PLOS Genetics này còn có sự đóng góp của các nhà khoa học từ Viện Động vật học RAS - Đại học Quốc gia Moscow (Nga), viện Max Plack về di truyền và sinh học tế bào, Viện Hệ thống sinh học (Đức), ETH Zurich (Thụy Sĩ), Đại học Dublin (Ireland)...

Phát hiện này tuy thú vị nhưng cũng góp thêm vào nỗi lo được nhắc đến gần đây: Biến đổi khí hậu làm tan chảy các vùng băng vĩnh cửu như ở Siberia, từ đó có thể giải phóng các virus và vi khuẩn gây bệnh cổ đại.

Nếu sống sót, các vi sinh vật "ngủ đông" này hoàn toàn có thể hồi sinh cả một đại dịch thảm khốc.

(Nguồn: Người Lao động/The Washington Post)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận