Úc sẽ siết chặt chiêu thức kiếm tiền của Google và Facebook để đảm bảo công bằng

Úc sẽ siết chặt chiêu thức kiếm tiền của Google và Facebook để đảm bảo công bằng

Úc sẽ siết chặt chiêu thức kiếm tiền của Google và Facebook để đảm bảo công bằng

Theo CNBC, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc , cơ quan giám sát thương mại công bằng của Úc đã mất hơn 18 tháng điều tra tác động của các công cụ tìm kiếm, nền tảng truyền thông mạng xã hội và các công cụ tổng hợp nội dung số đang cạnh tranh trên thị trường dịch vụ truyền thông và quảng cáo.

Kết quả cho thấy, cứ mỗi 100 USD mà các nhà quảng cáo bỏ ra để quảng cáo trực tuyến tại Úc, có 47 USD rơi vào túi Google, 24 USD thuộc về Facebook và 29 USD còn lại thuộc về các công ty khác.

Theo Josh Frydenberg, người quản lý ngân khố quốc gia Úc, sự chênh lệch đáng kể này tạo ra một sự cạnh tranh không công bằng. Đó là lý do các quan chức chính phủ Úc đang yêu cầu phải siết chặt các quy định. Frydenberg khẳng định: "Đây là một trong những công ty mạnh nhất và có giá trị nhất thế giới và họ cần phải được giám sát chi tiêu và hoạt động của họ sẽ cần phải minh mạch hơn".

Google và Facebook cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ Úc về tuyên bố trên. Đại diện Google khẳng định đang hợp tác chặt chẽ với chính phủ để bàn bạc về những thay đổi trong ngành công nghiệp quảng cáo và truyền thông tại Úc.

Trong khi đó, tổng giám đốc Facebook, Will Easton cho biết trong một tuyên bố: "Điều quan trọng là phải có các quy tắc phân phối tin tức số vì chúng sẽ tác động đến 16 triệu người dân Úc đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi để kết nối, chia sẻ và xây dựng cộng đồng. Cũng như hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng các công cụ miễn phí của chúng tôi để phát triển và tạo ra công ăn việc làm".

ACCC cho biết, thị trường kinh doanh nội dung số tại Úc đang có sự mất cân bằng về quyền lực, đặc biệt khi các ông lớn như Google và Facebook chiếm giữ gần như toàn bộ thị trường.

Cho dù đó là báo in, báo hình hay báo nói, các nội dung thuộc sở hữu của các công ty truyền thông đều bị lưu hành rộng khắp trên các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm mà không có thỏa thuận về cách thức chia sẻ dữ liệu và kiếm tiền từ dữ liệu đó.

Do đó ACCC muốn có một cơ chế chung để tăng tính hợp tác giữa các đơn vị phát hành thông tin và nội dung số với các hãng công nghệ như Google và Facebook. Chỉ có như vậy mới tạo ra được sự công bằng, nhất quán và minh bạch.

ACCC cũng đề xuất một bộ quy tắc ứng xử cho các nền tảng kỹ thuật số để người dùng có thể biết và kiểm soát dữ kiệu nào của họ bị thu thập và các hãng dùng nó cho mục đích gì. Theo Frydenberg, mục tiêu cuối cùng ACCC là đem lại một nền thương mại công bằng và thúc đẩy tiêu dùng minh bạch.

Động thái trên của Úc chỉ không lâu sau khi Ủy ban thương mại Mỹ (FTA) đã phạt Facebook 5 tỷ USD trong tuần này vì vi phạm quyền riêng tư.

Hiện tại có tới 98% lượng tìm kiếm trực tuyến trên các thiết bị di động được thực hiện qua Google. Bên cạnh đó, trong số 25 triệu người dân Úc có 17 triệu người đang sử dụng Facebook trung bình 30 phút/ngày. Đó là một con số đáng kể nếu tính đến doanh thu và Google và Facebook kiếm được từ việc phân phối quảng cáo tới hàng triệu người dùng.

Tuy nhiên khi các cơ quan chính phủ của Úc, Châu Âu và Mỹ đang chú ý đến Facebook, mạng xã hội này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc kiếm tiền từ quảng cáo và chia sẻ nội dung số.

Bộ luật mới của Úc ban hành vào tháng 4/2019 có điều luật bắt giam các nhà điều hành mạng xã hội nếu như xuất hiện các đoạn livestream trên mạng xã hội, truyền tải nội dung bạo lực giống như vụ xả súng ở nhà thờ hồi giáo ở New Zealand.

Luật mới cũng yêu cầu Facebook, Google và các công ty công nghệ khác phải giúp đỡ cách sát bằng cách thu thập các tin nhắn được mã hóa của tội phạm. Tuy nhiên động thái có phần cứng rắn này đã vấp phải sự phản đối của nhiều công ty công nghệ khiến họ đang cân nhắc việc từ bỏ thị trường Úc.

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận