Cảm ơn OpenAI vì đã thúc đẩy Google phải đổi mới sáng tạo

Cảm ơn OpenAI vì đã thúc đẩy Google phải đổi mới sáng tạo

TIN MỚI

Khi hội nghị Google I/O 2024 gần đi tới hồi kết, CEO Sundar Pichai mở đầu bài phát biểu bế mạc bằng một thông số chân thực và hài hước: trong suốt sự kiện và tính tới thời điểm ông Pichai lên sân khấu, các diễn giả tới từ Google đã nhắc tới “AI”, hay “trí tuệ nhân tạo”, tổng cộng 120 lần.

Đáng chú ý hơn, công tác đếm số từ “AI” xuất hiện không được thực hiện thủ công, mà đại diện Google đã thả kịch bản vào công cụ Gemini Advanced và yêu cầu nó đếm. Bằng một màn dàn dựng khéo léo, ông Pichai kết thúc sự kiện trong tiếng cười, đồng thời nêu bật thông điệp xuyên suốt Google I/O 2024.

Google đang tập trung toàn lực vào nghiên cứu và phát triển AI, đến mức phải tái cấu trúc, sa thải một số bộ phận để cắt giảm chi phí, đồng thời thuyên chuyển một cơ số nhân viên về mảng AI.

120.PNG

Từ "AI" xuất hiện trong các bài thuyết trình tại sự kiện Google I/O 2024 - Ảnh chụp màn hình.

Cơn địa chấn AI làm rung chuyển Google

Những chuyển biến này mới chỉ tới vài năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế suy thoái và Google chịu áp lực cạnh tranh từ những công ty khác. Thật khó để có thể nêu lên tất cả những đối thủ mà Google đang phải đối đầu, nhưng quả là dễ dàng chỉ ra được thời điểm Google tính tới chuyện dồn phần lớn nguồn lực vào AI.

Ấy là cuối năm 2020, khi OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT gây chấn động Internet. Trước thời điểm này, người dùng chưa từng được tiếp xúc với một chatbot có thể trò chuyện một cách tự nhiên và tổng hợp được nhiều thông tin từ sách vở và Internet với độ chính xác tương đối cao. Thông qua ChatGPT, người dùng trực tiếp thấy AI có thể tác động mạnh mẽ tới công việc cũng như đời sống như thế nào.

Phải nói thêm, từ trước khi ChatGPT ra mắt, hệ thống trí tuệ nhân tạo của OpenAI đã đang vận hành trên nền tảng siêu máy tính của Microsoft.

Trong những tháng ngày cơn sốt AI lên tới đỉnh điểm, Microsoft liên tục công bố những khoản đầu tư lớn vào OpenAI, tuyên bố tích hợp AI vào các dịch vụ như Bing, Edge, Microsoft 365, … Thậm chí, Microsoft hiện đang có chân trong hội đồng quản trị OpenAI, tuy không được quyền bỏ phiếu cho những quyết định lớn.

sama.jpg

Sam Altman, gương mặt đại diện của OpenAI - Ảnh: Bloomberg.

Còn về phía Google, tại sự kiện Google I/O 2021, họ vẫn đang nói về Android 12, cập nhật Wear OS và phát triển Dự án Starline để gọi video nhóm sao cho hiệu quả. Phải một năm sau, cơn địa chấn AI mới làm rung chuyển bộ máy Google. Cuối năm 2022, nhiều nguồn tin cho hay Google phát “báo động đỏ” khi nhận thấy công nghệ chatbot có thể ảnh hưởng tới “con gà đẻ trứng vàng” Google Search.

Dù sau này CEO Pichai phủ nhận về sự tồn tại của “báo động đỏ” kể trên, nhưng việc hai nhà sáng lập Google - Larry Page và Sergey Brin, những người đã thôi giữ chức CEO từ năm 2019 - được triệu tập họp khẩn cấp là đủ thấy nỗi sợ của Google khi chậm chân trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.

Hai năm 2022 và 2023, Google liên tục công bố những cập nhật liên quan tới khả năng phát triển AI của họ. Thời điểm 2022 chứng kiến Google cập nhật những mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên và cung cấp một số giải pháp AI đơn giản, để rồi năm 2023, Google mạnh tay đầu tư vào AI và tung ra loạt ứng dụng, giải pháp tiên tiến.

Cảm ơn OpenAI vì đã thúc đẩy Google phải đổi mới sáng tạo- Ảnh 3.

Tính năng được công bố tại Google I/O 2023: AI trong Android 14 có thể tự động đề xuất các tin nhắn phù hợp với nội dung và bối cảnh để người dùng trả lời - Ảnh - Google.

Ông Sundar Pichai tuyên bố “AI hiện có mặt trong mọi thứ công ty làm”, và hiện tập đoàn đã đang sử dụng AI sản sinh (generative AI) để “thiết kế lại mọi sản phẩm cốt lõi của mình, bao gồm cả Tìm kiếm". Tại Google I/O 2023, các chuyên gia của gã khổng lồ công nghệ tuyên bố một loạt những tính năng AI mới có trong Docs, Gmail, Photos và cả Cloud. Hệ điều hành Android cũng nhận được nhiều nâng cấp đáng giá liên quan tới khả năng của trí tuệ nhân tạo.

Người xem đùa rằng sự kiện Google I/O 2023 đáng lẽ phải được gọi là Google AI mới đúng.

Cảm ơn OpenAI vì đã thúc đẩy Google phải đổi mới sáng tạo- Ảnh 4.

Duet AI, trợ lý ảo hỗ trợ các nhà phát triển lập trình ứng dụng trên nền tảng Google Cloud - Ảnh: Google.

Và đến thời điểm năm 2024, tại sự kiện Google I/O vừa diễn ra, Google tiếp tục công bố cũng như cập nhật loạt tính năng AI “bá đạo” từng được ra mắt.

Giờ đây bạn đã sử dụng một đoạn video để tiến hành tìm kiếm, phát triển một trợ lý ảo đa năng thông qua một dự án có tên Astra, sản xuất video bằng câu lệnh tương tự với dịch vụ Sora của OpenAI, nâng cấp hệ thống Gemini để tương tác tốt hơn với người dùng cũng như với những ứng dụng trong hệ sinh thái (như Task, Calendar, …), đồng thời cải tiến chức năng Khoanh tròn để Tìm kiếm nhằm giải được các bài tập Toán, Lý.

Đoạn video được tạo bằng công cụ Veo của Google

Cách tính năng Khoanh tròn để Tìm kiếm giúp học sinh, sinh viên với bài tập khó - Video: Google.

Trên đây mới chỉ là một số tính năng AI đáng chú ý, và bạn có thể tìm hiểu về tất cả các dự án AI được công bố tại Google I/O 2024 qua bài viết này.



Thế trước đây, mảng AI của Google làm gì?

Quay ngược lại dòng thời gian, chúng ta thấy bộ phận chịu trách nhiệm nghiên cứu AI của Google đã được thành lập từ lâu, và được CEO Sundar Pichai công bố tại Google I/O 2017.

Trên sân khấu ngày đó, các chuyên gia Google ngạo nghễ tuyên bố bố dịch vụ Google Assistant chính thức góp mặt trên hơn 100 triệu thiết bị bao gồm cả iPhone. Chưa hết, Google công bố một số cập nhật liên quan tới tối ưu xử lý dữ liệu cho AI, đồng thời cho phép người dùng sử dụng tính năng Smart Reply (vốn tận dụng học máy) để trả lời email nhanh chóng.

Xa hơn nữa, bên trong tập đoàn công nghệ là bộ phận Google DeepMind được thành lập từ năm 2010, rất nổi tiếng với những dự án như AI chơi cờ AlphaGo, hay dự án AI chơi StarCraft II mang tên AlphaStar. Những cỗ máy nhân tạo này đã đả bại cả những kỳ thủ nổi tiếng thế giới và những tuyển thủ StarCraft II rank cao bậc nhất, chứng minh cho cả thế giới thấy khả năng vượt trội của trí tuệ nhân tạo.

e3a5cab84dee7da000ae4d7ab0f4ae07.jpg

Kỳ thủ Lee Sedol thất bại trước AlphaGo vào năm 2016 - Ảnh: Getty.

Nhưng sau những thành công này là một khoảng thời gian dài Google im hơi lặng tiếng. Nhận thấy ánh đèn sân khấu đang bỏ ngỏ, OpenAI nhập cuộc và lập tức thu hút mọi ánh nhìn của tín đồ công nghệ toàn cầu.

Thành công của OpenAI làm khơi dậy yếu tố thúc đẩy sự phát triển: tính cạnh tranh

Theo thông tin từ OpenAI, chỉ trong 5 ngày sau khi công bố, ChatGPT đã thu về hơn 5 triệu lượt đăng ký. Dựa theo một nguồn tin giấu tên, Reuters đưa tin vào tháng 12/2022 rằng OpenAI dự kiến đạt doanh thu 200 triệu USD doanh thu vào năm 2023, sẽ chạm mốc 1 tỷ USD vào năm 2024. Đây mới chỉ là một vài con số khổng lồ cho thấy sức hút của OpenAI nói riêng, và của trí tuệ nhân tạo nói chung.

Diện kiến hào quang của ChatGPT rọi tới các ngóc ngách của Internet, những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và cả những kỳ lân công nghệ lớn nhỏ đều không thể làm ngơ. Người dùng Internet chứng kiến một cơn sốt AI nóng chưa từng thấy, có lẽ là từ thời Ma Trận/Kẻ Hủy Diệt đến giờ. Nhưng thay vì lo sợ trước một AI đe dọa tới sự tồn vong của nhân loại, giờ đây người ta nhìn thấy AI như một công cụ kiếm tiền vô cùng tiềm năng.

Không chậm trễ, Google nhanh chóng ra mắt chatbot mang tên Bard, dựa trên chính mô hình ngôn ngữ lớn mà họ vẫn đang phát triển. Sau này, Bard được đổi tên thành Gemini với nhiều phiên bản lớn nhỏ, và đang được tích hợp lên rất nhiều các khía cạnh của hệ điều hành Android cũng như các dịch vụ khác của Google.

1715852347-b7511dd9-4461-484a-a495-cc163eea8443_face_image.jpeg

AI của OpenAI đối đầu với Ai của Google - Hình minh họa.

Hơn một trăm lần từ “AI” được nhắc tới tên sân khấu Google I/O, cho thấy rõ quyết tâm của CEO Pichai trong nỗ lực giành lại vị thế của Google trong lĩnh vực công nghệ. Dù phần lớn những sản phẩm được công bố chưa tới tay tất cả người dùng, nhưng cam kết của Google với trí tuệ nhân tạo là không thể chối bỏ.

Động lực đổi mới sáng tạo của Google chạm tới đỉnh cao chưa từng có, trong bối cảnh hàng loạt tập đoàn công nghệ đang nhăm nhe đe dọa vị thế của Google. Nhờ mối đe dọa mang tên OpenAI (và suy rộng ra là tới từ Microsoft), Google mới dốc toàn lực nghiên cứu cho trí tuệ nhân tạo và mang đến tay người dùng loạt công cụ hữu ích.

Khi người dùng bắt đầu tham gia quá trình thử/loại quy mô lớn, Google sẽ trực tiếp thấy được đâu cái hay/dở của những công cụ mình đang phát triển, để rồi tiếp tục cải thiện sản phẩm trong tương lai. Phép thử loại này cũng như mối tương quan giữa cạnh tranh và phát triển cũng không áp dụng riêng với Google, mà còn cho tất cả những tập đoàn công nghệ khác đang ấp ủ giấc mộng AI.

Cái hay của công nghệ nói chung là càng được dùng nhiều, càng được cải tiến thì giá lại càng rẻ. Bằng chứng nằm tại lịch sử thành công của dịch vụ Internet hay công nghệ smartphone. Trí tuệ nhân tạo cũng không phải là ngoại lệ, và sớm thôi mỗi chúng ta sẽ cầm trong tay một công cụ trí tuệ nhân tạo đa năng, nâng cao chất lượng sống của mỗi người dùng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận