Vì sao thái giám thời xưa e ngại việc phục vụ phi tần tắm rửa?

Vì sao thái giám thời xưa e ngại việc phục vụ phi tần tắm rửa?

Hậu cung của hoàng đế có hàng nghìn cung tần mỹ nữ nên số lượng người phục vụ không thể quá ít. Không chỉ cần một lượng lớn người hầu hạ, công việc trong cung cũng không hề nhẹ nhàng. Do đó, triều đình sẽ tuyển thêm những người đàn ông có thể lực để làm việc nặng nhọc.

Tuy nhiên, để tránh nam giới ra vào hậu cung và gây ra những chuyện sai trái, triều đình nghĩ ra việc tuyển các thái giám. Thái giám chính là người đàn ông trải qua quá trình tịnh thân với mục đích đưa vào cung để hầu hạ.

Sau khi tịnh thân, các thái giám có thể đảm nhiệm những việc cần tới sức lực của nam giới, thậm chí cả việc hầu hạ các phi tần. Ngay cả những việc như túc trực khi các phi tần đi tắm cũng cần tới các thái giám đảm nhận. Một công việc tưởng chừng nhẹ nhàng nhưng với các thái giám lại là cực hình.

Thái giám được tuyển vào cung để làm những việc nặng nhọc, cần sức khỏe. (Ảnh: Sohu)

Thái giám được tuyển vào cung để làm những việc nặng nhọc, cần sức khỏe. (Ảnh: Sohu)

Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của thời phong kiến Trung Quốc đã giải đáp thắc mắc này. Theo Tôn Diệu Đình, có một số lý do khiến cho các thái giám khiếp sợ việc phục vụ phi tần tắm rửa.

Thứ nhất, đây là công việc vô cùng vất vả. Các vị phi tần xưa thường tắm vào tối muộn, tối thiểu là sau bữa tối khoảng 1 tiếng. Quá trình tắm rửa của họ cũng rất phức tạp.

Thời xưa chưa có điện và khí đốt tự nhiên nên các thái giám phải thay phiên nhau khiêng nước đổ vào bồn. Họ phải luân phiên thêm nước nóng và lạnh sao cho đạt tới nhiệt độ phù hợp. Sau đó, họ phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho các phi tần. Còn một số thái giám khác phải chú ý theo dõi nhiệt độ nước. Riêng việc phục vụ mỗi phi tần tắm rửa cần tới 4 vị thái giám.

Trong suốt quá trình tắm, các thái giám phải liên tục thêm nước để đảm bảo nước không bị lạnh. Ngoài ra, nếu như các thái giám vô tình khiến nhiệt độ nước không đúng ý chủ nhân thì họ sẽ bị phạt nặng. Hơn nữa, nhiều vị phi tần đòi hỏi phải có hương liệu trong bồn tắm để có được hương thơm quyến rũ hoàng đế. Thế nhưng, nếu hôm đó các thái giám không chuẩn bị kịp, họ có nguy cơ bị trừng phạt.

Đối với các thái giám, việc phục vụ các phi tần tắm rửa không khác gì bị tra tấn bằng cực hình. (Ảnh: Sohu)

Đối với các thái giám, việc phục vụ các phi tần tắm rửa không khác gì bị tra tấn bằng cực hình. (Ảnh: Sohu)

Sử sách cũ từng ghi lại rằng Từ Hi Thái hậu là người đưa ra nhiều yêu cầu nhất khi tắm rửa. Bà yêu cầu đi tắm mỗi ngày. Các cung nữ và thái giám phải chuẩn bị từ 4 tiếng trước khi bà đi tắm. Mỗi lần tắm, họ phải chuẩn bị 100 chiếc khăn tắm chia thành 4 chồng, mỗi chồng 25 chiếc. Mỗi chiếc khăn cần phải giặt và sử dụng khác nhau.

Thái hậu còn dùng tới hai bồn tắm khác nhau. Một bồn để tắm phần thân trên, một bồn để tắm phần thân dưới. Từ Hi Thái hậu còn yêu cầu có một chiếc ghế xoay theo ý muốn. Khi tắm bà có thể nằm ra ghế nghỉ ngơi để các cung nữ, thái giám massage cơ thể cho mình.

Thứ hai, việc tắm cho các phi tần chính là hình thức tra tấn tinh thần. Theo Tôn Diệu Đinh, ông ta đã phải chịu sự sỉ nhục lớn khi phục vụ hoàng hậu Uyển Dung – hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh. Mỗi lần hoàng hậu tắm, các thái giám và cung nữ phải quỳ trên mặt đất, không được ngẩng đầu lên để xoa bóp cho bà. 

Quốc Thái(Nguồn: Sohu)

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận