Đó cũng là chủ đề bản tin ngày 21/4/2024 trong chương trình “Năng lượng và Phát triển” được phát sóng vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTC14 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số (VTC). Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
Giảm phát thải khí nhà kính đang là một trong những mục tiêu của toàn cầu, bảo vệ sự sống khí hậu của Trái đất để đạt được mục tiêu đến năm 2030, nhiệt độ của Trái đất không tăng quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Với tới tầm quan trọng đó, việc thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững.
Chương trình “Năng lượng và Phát triển” được xây dựng dưới thể loại bản tin, mỗi số bao gồm các phóng sự ngắn, sự tương tác trao đổi, thảo luận cùng các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng. Chương trình sẽ cập nhật những thông tin cho khán giả cả nước về những vấn đề năng lượng, diễn biến năng lượng trong và ngoài nước cũng như đưa ra các phương án, chính sách nhằm đảm bảo phát triển năng lượng…
Theo nghiên cứu chỉ số kinh tế Net-zero năm 2023 do Công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới (PWC) công bố, Việt Nam được xếp trong nhóm nền kinh tế có sự chuyển biến chậm hoặc theo hướng tiêu cực trong quá trình giảm cường độ phát thải cacbon và vẫn phụ thuộc nhiều vào nhóm nhiên liệu hoá thạch để duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố như nhu cầu năng lượng tăng cao, hạ tầng còn đang phát triển, và sự khan hiếm về các nguồn năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm phát thải carbon.
Để cải thiện tình hình này, cần có sự cam kết mạnh mẽ từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và cộng đồng để đẩy mạnh việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng, thúc đẩy sự chuyển đổi sang các ngành công nghiệp xanh và sử dụng công nghệ tiên tiến để giảm thiểu lượng khí thải carbon. Ngoài ra, cần có các chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp và công nghệ xanh trong sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng cũng rất quan trọng trong quá trình này.
Thực tế, kiểm kê khí nhà kính là một quy trình cũng như là một bước khá khó đối với các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp Việt Nam hiện tại. Thậm chí một số doanh nghiệp đi đầu tư nước ngoài, đối với họ cũng là động thái, bước rất khó và cũng phối hợp rất nhiều đơn vị để có những khoá đào tạo ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên thời gian vừa qua gần như là chưa đủ để các chuyên viên của mỗi doanh nghiệp có thể tự kiểm kê khí nhà kính và vẫn phải nhờ những đơn vị hỗ trợ bên ngoài.
Có thể nói, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, bên cạnh các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể được đưa ra thì Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện khí nhà kính theo lộ trình. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ carbon, cơ chế bù trừ tín chỉ cacbon sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững của mình.
N.H
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: petrotimes.vn
Tham gia bình luận