Núi lửa Indonesia phun trào, bắn tro nóng xa tới 2 km.

Núi lửa Indonesia phun trào, bắn tro nóng xa tới 2 km.

Nui lua o Indonesia phun trao, phong tro nong xa toi 2km hinh anh 1Núi lửa Karangetang phun tro bụi. (Nguồn: lokmat times)

Núi lửa Karangetang trên đảo Siau, ngoài khơi bờ biển North Sulawesi, đã phun trào vào sáng 10/7 (giờ địa phương).

Chính quyền địa phương đã đưa ra cảnh báo đối với người dân địa phương và du khách nên tránh xa khu vực nguy hiểm này.

Theo ông Sugeng Mujiyanto, người đứng đầu cơ quan địa chất Indonesia, núi lửa Karangetang được tạo thành từ hai miệng núi lửa đang hoạt động và có thể phun tro nóng xa tới 2 km về phía đông nam.

Do nguy cơ tiềm ẩn từ dòng dung nham và mây nóng, ông khuyên người dân và du khách tại khu vực nên tránh các hoạt động trong bán kính từ 2,5 đến 3,5 km xung quanh các miệng núi lửa.

Indonesia đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 3, mức cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo núi lửa, vào tháng 5 năm 2023 khi ngọn núi lửa cao 1.784m này bắt đầu ghi nhận các hoạt động ngày càng tăng.

Trước đó, Trung tâm Giảm thiểu Thảm Địa chất và Núi lửa Indonesia (PVMBG) báo cáo rằng núi lửa Anak Krakatau, nằm ở eo biển Sunda thuộc tỉnh Lampung, đã phun tro bụi cao 3.000 mét. Núi lửa phun trào cột tro bụi cao tới 3.000 mét.

[Indonesia: Núi lửa Anak Krakatau phun tro cao 3.000 mét, cảnh báo cấp 3]

Hoạt động phun trào được ghi lại trên địa chấn kế với biên độ tối đa là 50mm và kéo dài 13 phút 22 giây. Núi lửa vẫn bốc khói dày đặc cao 50–300 m sau 10h.

Mức độ cảnh báo núi lửa Anak Krakatau đã được nâng lên cấp 3 trong thang cảnh báo 4 cấp độ của Indonesia, trong khi người dân được khuyên nên tránh các hoạt động trong bán kính 5km quanh miệng núi lửa.

Trong lịch sử, Núi lửa Anak Krakatau đã tạo ra một số cơn sóng thần. Một vụ lở đất dưới nước do núi lửa phun trào mạnh vào ngày 22 tháng 12 đã dẫn đến sóng thần tấn công một số khu vực ven biển ở các tỉnh Banten và Lampung, khiến 437 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Các nhà chức trách Indonesia đã cảnh báo khả năng hoạt động của núi lửa này gây ra sóng thần vào ngày 26/4/2022. Vào ngày 28 tháng 3 vừa qua, Anak Krakatoa đã phun trào nhiều lần với cột tro bụi cao tới 2.500 mét./.

Linh Tô (TTXVN/Vietnam+)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận