Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi họp cập nhật công tác chuyển dịch năng lượng (CDNL) tại Tập đoàn vào ngày 8/3 tại Hà Nội. Các Phó Tổng Giám đốc của Petrovietnam, Lê Xuân Huyên, Phạm Tiến Dũng, lãnh đạo các ban chuyên môn và đơn vị thành viên của Tập đoàn, đã tham dự buổi họp.

Tại buổi họp, đại diện Viện Dầu khí Việt Nam, đại diện Ban Điện và Năng lượng tái tạo, đã giới thiệu tổng quan về thị trường năng lượng và CDNL trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt kể từ sau xung đột giữa Nga và Ukraine. Báo cáo tiếp tục nêu rõ CDNL là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới nền an ninh năng lượng hiệu quả và bền vững.

Báo cáo đã trình bày về mục tiêu trong các cơ chế chính sách đã được ban hành của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua liên quan đến CDNL và các tác động của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trên 2 khía cạnh: Sự cạnh tranh với các sản phẩm chính của Tập đoàn và các yêu cầu về phát thải khí nhà kính. Để Tập đoàn có thể thích ứng và phát triển bền vững với xu hướng CDNL, báo cáo đồng thời đưa ra cập nhật về các công việc đã triển khai và cần phải triển khai trong thời gian tới.

Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng
Toàn cảnh buổi họp

Về các công việc triển khai sắp tới, công việc CDNL được chia thành 11 nhóm, trong đó tập trung vào lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen/ammonia, hệ thống pin/sạc/lưu trữ năng lượng, CCS/CCUS, xanh hóa các nhà máy điện than, truyền thông đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án liên quan CDNL, và công tác nghiên cứu R&D.

Các Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, Phạm Tiến Dũng và đại diện các ban chuyên môn, tổ giúp việc, các đơn vị Vietsovpetro, PVEP, PTSC, PV Gas, PVOIl, BSR, PVFCCo, PVCFC... đã báo cáo, cập nhật việc triển khai công tác CDNL, đồng thời đưa ra những phân tích, đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng
Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc Petrovietnam

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh: CDNL là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi và luôn nhận thức đó xu hướng tất yếu không thể thay đổi, Petrovietnam không thể đứng ngoài cuộc. Thứ nhất, phải thường xuyên cập nhật và nắm chắc xu hướng, phân tích tác động cũng như tốc độ của CDNL. Thứ hai, nắm chắc bám sát thị trường và hiện trạng nguồn lực của chúng ta.

Sau khi xác định mục tiêu và đưa ra chiến lược rõ ràng, tổ chức bộ máy và xây dựng các hệ thống chính sách quản trị có liên quan nhằm đưa ra giải pháp ứng phó, tận dụng cơ hội trong xu hướng CDNL. Tổng Giám đốc Petrovietnam giao nhiệm vụ này cho Ban Quản trị nguồn nhân lực và Ban Điện và Năng lượng tái tạo làm đầu mối, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ cùng các đơn vị trong lĩnh vực hoạt động và chuỗi giá trị của Tập đoàn.

Tiếp tục đánh giá, nhận diện lại thực trạng hiện tại của Tập đoàn, giao Ban Công nghệ An toàn - Môi trường làm rõ mức độ phát thải của chúng ta trong hiện tại và các dự án đã được phê duyệt. Các ban liên quan tiếp thu các đề xuất tại buổi họp để cập nhật lại phân công trong thời gian tới.

Về mục tiêu, kế hoạch và chiến lược, Tổng Giám đốc Petrovietnam giao Ban Điện và Năng lượng tái tạo và Viện Dầu khí Việt Nam làm đầu mối lựa chọn các đối tác hỗ trợ Tập đoàn; triển khai tổ chức bộ máy, mô hình quản lý, quản trị cho công tác CDNL theo mô hình ma trận và có sự phân công phối hợp, hệ thống quản trị chính sách; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, truyền thông một cách nhất quán về chiến lược, mục tiêu, lộ trình CDNL của Petrovietnam.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì buổi họp cập nhật công tác chuyển dịch năng lượng (CDNL) tại Tập đoàn vào ngày 8/3 tại Hà Nội. Các Phó Tổng Giám đốc của Petrovietnam, Lê Xuân Huyên, Phạm Tiến Dũng, lãnh đạo các ban chuyên môn và đơn vị thành viên của Tập đoàn, đã tham dự buổi họp.

Tại buổi họp, đại diện Viện Dầu khí Việt Nam, đại diện Ban Điện và Năng lượng tái tạo, đã giới thiệu tổng quan về thị trường năng lượng và CDNL trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt kể từ sau xung đột giữa Nga và Ukraine. Báo cáo tiếp tục nêu rõ CDNL là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới nền an ninh năng lượng hiệu quả và bền vững.

Báo cáo đã trình bày về mục tiêu trong các cơ chế chính sách đã được ban hành của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua liên quan đến CDNL và các tác động của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trên 2 khía cạnh: Sự cạnh tranh với các sản phẩm chính của Tập đoàn và các yêu cầu về phát thải khí nhà kính. Để Tập đoàn có thể thích ứng và phát triển bền vững với xu hướng CDNL, báo cáo đồng thời đưa ra cập nhật về các công việc đã triển khai và cần phải triển khai trong thời gian tới.

Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng
Toàn cảnh buổi họp

Về các công việc triển khai sắp tới, công việc CDNL được chia thành 11 nhóm, trong đó tập trung vào lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng và tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen/ammonia, hệ thống pin/sạc/lưu trữ năng lượng, CCS/CCUS, xanh hóa các nhà máy điện than, truyền thông đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án liên quan CDNL, và công tác nghiên cứu R&D.

Các Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Xuân Huyên, Phạm Tiến Dũng và đại diện các ban chuyên môn, tổ giúp việc, các đơn vị Vietsovpetro, PVEP, PTSC, PV Gas, PVOIl, BSR, PVFCCo, PVCFC... đã báo cáo, cập nhật việc triển khai công tác CDNL, đồng thời đưa ra những phân tích, đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Petrovietnam chủ động nắm bắt, tận dụng cơ hội trong xu hướng chuyển dịch năng lượng
Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc Petrovietnam

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Lê Mạnh Hùng, tổng giám đốc Petrovietnam nhấn mạnh: CDNL là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi và luôn nhận thức đó xu hướng tất yếu không thể thay đổi, Petrovietnam không thể đứng ngoài cuộc. Thứ nhất, phải thường xuyên cập nhật và nắm chắc xu hướng, phân tích tác động cũng như tốc độ của CDNL. Thứ hai, nắm chắc bám sát thị trường và hiện trạng nguồn lực của chúng ta.

Sau khi xác định mục tiêu và đưa ra chiến lược rõ ràng, tổ chức bộ máy và xây dựng các hệ thống chính sách quản trị có liên quan nhằm đưa ra giải pháp ứng phó, tận dụng cơ hội trong xu hướng CDNL. Tổng Giám đốc Petrovietnam giao nhiệm vụ này cho Ban Quản trị nguồn nhân lực và Ban Điện và Năng lượng tái tạo làm đầu mối, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ cùng các đơn vị trong lĩnh vực hoạt động và chuỗi giá trị của Tập đoàn.

Tiếp tục đánh giá, nhận diện lại thực trạng hiện tại của Tập đoàn, giao Ban Công nghệ An toàn - Môi trường làm rõ mức độ phát thải của chúng ta trong hiện tại và các dự án đã được phê duyệt. Các ban liên quan tiếp thu các đề xuất tại buổi họp để cập nhật lại phân công trong thời gian tới.

Về mục tiêu, kế hoạch và chiến lược, Tổng Giám đốc Petrovietnam giao Ban Điện và Năng lượng tái tạo và Viện Dầu khí Việt Nam làm đầu mối lựa chọn các đối tác hỗ trợ Tập đoàn; triển khai tổ chức bộ máy, mô hình quản lý, quản trị cho công tác CDNL theo mô hình ma trận và có sự phân công phối hợp, hệ thống quản trị chính sách; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, truyền thông một cách nhất quán về chiến lược, mục tiêu, lộ trình CDNL của Petrovietnam.

Minh Châu

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận