Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi

Hội thảo nhấn mạnh vai trò quan trọng của Quy hoạch không gian biển (QHKGB) trong việc xác định các khu vực phù hợp cho các dự án năng lượng gió ngoài khơi, trong sự phát triển của nền kinh tế xanh bằng cách thúc đẩy các công nghệ đổi mới, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
TS Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nhấn mạnh: Việt Nam là một quốc gia biển với tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo tính toán, khu vực có độ sâu đáy biển trên 20 m có tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật nhiệt gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh, Phú Yên, Bình Định), với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW với tốc độ gió trên 7-9 m/s.

Hội nghị Trung ương 8 XII đã thông qua Nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển bền vững, cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong Chương trình nghị sự đến năm 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu số 14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững). Nghị quyết đã nhấn mạnh phát triển ưu tiên 6 ngành kinh tế biển, trong đó "Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới" cũng được ưu tiên phát triển và nêu ra nhiệm vụ "Khẩn trương xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ".

Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng yêu cầu "... xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam."

Theo TS Tạ Đình Thi, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập QHKGB quốc gia, trong đó nêu rõ: "Bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài giữa lợi ích kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo và vùng biển của Việt Nam." Ngoài ra, chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong đó nêu rõ các nội dung về phát triển điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, là một trong 6 nước trên thế giới bị ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết "xanh", mà cộng đồng quốc tế xem như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp quan trọng cho "ngôi nhà chung" an toàn của nhân loại. Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhằm nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Toàn cảnh hội thảo

Phát triển năng lượng tái tạo, theo TS Tạ Đình Thi, là một trong những chủ trương chính của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được xác định là một trong những giải pháp hiệu quả trong chuyển dịch năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là một điều khoản quan trọng liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch không gian biển, sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới và được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập. Theo đó, các khu vực biển tiềm năng sẽ được xác định, các khu vực phù hợp để phát triển điện gió bên ngoài khơi sẽ được xác định.

Với mục tiêu phân bổ hợp lý không gian sử dụng biển nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế hiệu quả. Vùng trời, vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo, vùng biển và vùng nước ven biển đều được QHKGB định hướng sử dụng không gian biển. Trong đó, vùng biển dự kiến được chia thành các vùng: (1) vùng cấm khai thác; (2) vùng khai thác có điều kiện; (3) khu vực khuyến khích phát triển cho các ngành kinh tế biển; (4) khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; và (5) khu vực nghiên cứu lập quy hoạch.

"Chính vì vậy, kết quả của hội thảo hôm nay sẽ là một đầu vào rất có giá trị để giúp chúng tôi có thêm thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực QHKGB, phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, trong quá trình tham mưu phục vụ Đoàn giám sát kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan và phục vụ quá trình xem xét, thông qua QHKGB," Tiến sĩ Tạ Đình Thi nói.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi chia sẻ tại hội thảo

Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bày tỏ quan điểm về hướng phát triển của điện gió ở Việt Nam. "Đẩy nhanh QHKGB là điều cần thiết để mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã công bố tại COP26, trong đó có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050."

Theo bà Ramla Khalidi, QHKGB nên được coi là một quá trình liên tục. Điều quan trọng là phải đảm bảo quy trình xây dựng và ban hành quy hoạch, cũng như xác định các khu vực phát triển điện gió xa bờ được thực hiện một cách công khai, có tham khảo ý kiến của mọi đối tượng xã hội. Để đảm bảo lợi ích được chia sẻ một cách công bằng và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, điều quan trọng là phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Theo bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, QHKGB Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ hỗ trợ khai thác bền vững năng lượng gió ngoài khơi mà còn bảo vệ tài nguyên biển. Đây cũng là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển biển xanh bền vững ở Việt Nam. Theo Đại sứ Solbakken, việc giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua QHKGB bền vững sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được 2 mục tiêu rất quan trọng, đó là đạt được mục tiêu thu nhập cao và đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Tại hội thảo, các chuyên gia từ Na Uy, Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đã thảo luận và đưa ra những đề xuất có giá trị liên quan đến quy hoạch đại dương bền vững, phân vùng trong QHKGB, phát triển điện gió ngoài khơi, phân vùng điện gió và phát triển các khu vực phát triển điện gió như: Kinh nghiệm quốc tế về phân vùng và khuyến nghị cho Việt Nam; Kinh nghiệm của Na Uy trong việc xác định và đánh giá các vùng biển để phân vùng điện gió theo QHKGB; những khuyến nghị cho phát triển điện gió ngoài Khơi...

N.H

Hội thảo nhấn mạnh vai trò quan trọng của Quy hoạch không gian biển (QHKGB) trong việc xác định các khu vực phù hợp cho các dự án năng lượng gió ngoài khơi, trong sự phát triển của nền kinh tế xanh bằng cách thúc đẩy các công nghệ đổi mới, ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
TS Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, TS Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nhấn mạnh: Việt Nam là một quốc gia biển với tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo tính toán, khu vực có độ sâu đáy biển trên 20 m có tổng quy mô tiềm năng kỹ thuật nhiệt gió ngoài khơi khoảng 165.000 MW, khu vực gió cao và có tiềm năng kinh tế tốt chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh, Phú Yên, Bình Định), với tổng tiềm năng khoảng 80.000 MW với tốc độ gió trên 7-9 m/s.

Hội nghị Trung ương 8 XII đã thông qua Nghị quyết số 36- NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển bền vững, cùng với cộng đồng quốc tế thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong Chương trình nghị sự đến năm 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu số 14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững). Nghị quyết đã nhấn mạnh phát triển ưu tiên 6 ngành kinh tế biển, trong đó "Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới" cũng được ưu tiên phát triển và nêu ra nhiệm vụ "Khẩn trương xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ".

Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng yêu cầu "... xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển của Việt Nam."

Theo TS Tạ Đình Thi, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập QHKGB quốc gia, trong đó nêu rõ: "Bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài giữa lợi ích kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo và vùng biển của Việt Nam." Ngoài ra, chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong đó nêu rõ các nội dung về phát triển điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, là một trong 6 nước trên thế giới bị ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết "xanh", mà cộng đồng quốc tế xem như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp quan trọng cho "ngôi nhà chung" an toàn của nhân loại. Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhằm nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Toàn cảnh hội thảo

Phát triển năng lượng tái tạo, theo TS Tạ Đình Thi, là một trong những chủ trương chính của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được xác định là một trong những giải pháp hiệu quả trong chuyển dịch năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là một điều khoản quan trọng liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch không gian biển, sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới và được Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập. Theo đó, các khu vực biển tiềm năng sẽ được xác định, các khu vực phù hợp để phát triển điện gió bên ngoài khơi sẽ được xác định.

Với mục tiêu phân bổ hợp lý không gian sử dụng biển nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế hiệu quả. Vùng trời, vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo, vùng biển và vùng nước ven biển đều được QHKGB định hướng sử dụng không gian biển. Trong đó, vùng biển dự kiến được chia thành các vùng: (1) vùng cấm khai thác; (2) vùng khai thác có điều kiện; (3) khu vực khuyến khích phát triển cho các ngành kinh tế biển; (4) khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; và (5) khu vực nghiên cứu lập quy hoạch.

"Chính vì vậy, kết quả của hội thảo hôm nay sẽ là một đầu vào rất có giá trị để giúp chúng tôi có thêm thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực QHKGB, phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, trong quá trình tham mưu phục vụ Đoàn giám sát kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan và phục vụ quá trình xem xét, thông qua QHKGB," Tiến sĩ Tạ Đình Thi nói.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi chia sẻ tại hội thảo

Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bày tỏ quan điểm về hướng phát triển của điện gió ở Việt Nam. "Đẩy nhanh QHKGB là điều cần thiết để mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã công bố tại COP26, trong đó có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050."

Theo bà Ramla Khalidi, QHKGB nên được coi là một quá trình liên tục. Điều quan trọng là phải đảm bảo quy trình xây dựng và ban hành quy hoạch, cũng như xác định các khu vực phát triển điện gió xa bờ được thực hiện một cách công khai, có tham khảo ý kiến của mọi đối tượng xã hội. Để đảm bảo lợi ích được chia sẻ một cách công bằng và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, điều quan trọng là phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

Quy hoạch không gian biển: Cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Theo bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, QHKGB Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ hỗ trợ khai thác bền vững năng lượng gió ngoài khơi mà còn bảo vệ tài nguyên biển. Đây cũng là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển biển xanh bền vững ở Việt Nam. Theo Đại sứ Solbakken, việc giải phóng tiềm năng điện gió ngoài khơi thông qua QHKGB bền vững sẽ góp phần giúp Việt Nam đạt được 2 mục tiêu rất quan trọng, đó là đạt được mục tiêu thu nhập cao và đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Tại hội thảo, các chuyên gia từ Na Uy, Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đã thảo luận và đưa ra những đề xuất có giá trị liên quan đến quy hoạch đại dương bền vững, phân vùng trong QHKGB, phát triển điện gió ngoài khơi, phân vùng điện gió và phát triển các khu vực phát triển điện gió như: Kinh nghiệm quốc tế về phân vùng và khuyến nghị cho Việt Nam; Kinh nghiệm của Na Uy trong việc xác định và đánh giá các vùng biển để phân vùng điện gió theo QHKGB; những khuyến nghị cho phát triển điện gió ngoài Khơi...

N.H

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận