Vệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên”  những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầu

Vệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên” những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầu

Sau khi tách ra từ tên lửa đẩy và đi vào đúng quỹ đạo đã định sẵn, MethaneSat bay vòng quanh Trái đất 15 lần mỗi ngày, quay quanh quỹ đạo của nó khoảng 95 phút, với chiều rộng quỹ đạo là 200 km nhằm mục đích đo lường những thay đổi về nồng độ khí methane ở mức nhỏ tới ba phần tỷ (parts per billion-ppb) và cung cấp thông tin toàn diện về lượng khí thải methane của hơn 80% hoạt động sản xuất khai thác dầu khí trên toàn cầu.

Vệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên”  những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầu

Sự ra mắt của MethaneSat trùng với giai đoạn có sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực dầu khí khi mà tại COP28 vừa qua, Hiến chương loại bỏ carbon trong dầu khí (OGDC) đã thu hút 51 công ty, bao gồm 29 công ty dầu khí quốc gia, tham gia ủng hộ mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 hoặc sớm hơn, trong đó có hơn 50 công ty dầu khí đã cam kết loại bỏ hầu như tất cả khí thải methane và đốt dầu thường xuyên.

Dự án MethaneSAT là sáng kiến của Quỹ Bảo vệ môi trường (EDF)-một tổ chức phi lợi nhuận vận động vì môi trường có trụ sở tại Hoa Kỳ. Để phát triển vệ tinh trên, EDF đã hợp tác với Đại học Harvard, Đài quan sát vật lý thiên văn Smithsonian và Cơ quan vũ trụ New Zealand. Dữ liệu do MethaneSAT thu thập sẽ được công khai miễn phí trong thời gian gần như thực tế. Điều này sẽ cho phép các bên liên quan và cơ quan quản lý hành động để cắt giảm lượng khí thải methane được coi như là tác nhân lớn thứ hai gây ra hiện tượng nhiệt độ trái đất nóng lên toàn cầu, chỉ đứng sau carbon dioxide. Theo tuyên bố của EDF, MethaneSAT sẽ tạo ra một lượng lớn dữ liệu khi chỉ ra “có bao nhiêu khí methane rò rỉ xuất phát từ đâu, ai chịu trách nhiệm và lượng khí thải đó tăng hay giảm theo thời gian”. Đo nồng độ khí methane thấp tới ba phần tỷ ppb, MethaneSat sẽ buộc các công ty dầu khí phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải methane ra môi trường.

Vấn đề khí methane của ngành dầu khí

Lượng khí thải methane được ước tính có hiệu quả giữ nhiệt trong khí quyển cao hơn 86 lần so với carbon dioxide trong khoảng thời gian 20 năm. Ngày 5/12/2023, Ngân hàng thế giới (WB) đã triển khai chương trình sáng kiến Đối tác cắt giảm đốt dầu thường xuyên và khí thải methane toàn cầu (global flaring and methane reduction partnership-GFMR) chú trọng tập trung vào việc trợ giúp kỹ thuật cắt giảm khí thải methane, đã cho biết ngành dầu khí hiện đóng góp tới 25% tổng lượng phát thải khí methane do con người tạo ra, tương đương với khoảng 85 triệu tấn methane mỗi năm.

Ông Mark Brownstein, Phó Chủ tịch thứ nhất về chuyển đổi năng lượng (EDF) là tổ chức phát triển MethaneSat, nói với Offshore Technology: “Khí methane đến từ hoạt động của con người chịu trách nhiệm cho gần 1/3 hiện tượng nhiệt độ trái đất nóng lên mà hành tinh của chúng ta đang trải qua hiện nay. Chúng ta không thể làm gì để có tác động tức thời hơn trong việc làm chậm lại tốc độ nóng lên của trái đất hiện đang đè nặng lên tất cả chúng ta hơn là cắt giảm ô nhiễm khí methane”.

Khí methane có thể bị rò rỉ vào khí quyển trong quá trình khai thác, sản xuất và vận chuyển hoặc lưu trữ dầu và khí đốt tự nhiên hoặc có thể bị xảy ra sự cố do thiếu biện pháp giảm thiểu, thiết bị trục trặc hoặc các vấn đề về tính toàn vẹn của hệ thống đường ống trung chuyển.

Sau khi xem xét một ví dụ về vụ rò rỉ đường ống NordStream (9/2022), nhà phân tích Paul Hasselbrinck của GlobalData đã giải thích: “NordStream, dự án đường ống dẫn khí hàng đầu một thời nhằm đạt được công suất vận chuyển tổng cộng 110 tỷ feet khối khí từ CHLB Nga đến Châu Âu đã bị rò rỉ được cho là kết quả của những vụ nổ mạnh trong bối cảnh cuộc chiến CHLB Nga-Ukraine và quan hệ căng thẳng với các đối tác Châu Âu song vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, đầy đủ và minh bạch. Theo các ước tính cập nhật cho thấy lượng khí rò rỉ ra môi trường lên tới nửa triệu tấn khí methane, con số này tương đương với 17 triệu tấn carbon với giả định giá carbon là 40 USD/tấn, thì tổng chi phí xã hội do vụ rò rỉ này là khoảng 0,68 tỷ USD”.

Tại sao MethaneSat lại quan trọng?

MethaneSat được xây dựng lắp đặt tại tiểu bang Colorado bởi hãng BAE Systems, Inc. (tiểu bang Virginia) là công ty con tại Hoa Kỳ của BAE Systems plc, một công ty quốc phòng, hàng không vũ trụ và an ninh quốc tế và hãng Blue Canyon Technologies là công ty con của hãng Raytheon Intelligence & Space, đóng vai trò quan trọng do có khả năng thay đổi trách nhiệm giải trình về khí phát thải menthane trong lĩnh vực dầu khí.

Vệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên”  những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầu

Ông Brownstein giải thích thêm dữ liệu được MethaneSat tham chiếu không những chỉ nhằm mục đích “vạch mặt chỉ tên” mà còn là một lời nhắc nhở liên tục đối với những người tụt hậu hãy bắt đầu giảm bớt sức nặng của mình. Khi người ta nói về trách nhiệm giải trình, tôi thường nhắc nhở mọi người với hàm ý việc các sinh viên đến lớp đọc hết bài mà không hề sợ bài kiểm tra cuối kỳ là bởi vì các em sinh viên đó đã làm hết bài và kỳ thi trở thành cơ hội để các em thể hiện khả năng làm chủ tài liệu, bài vở, bài thi kiểm tra của mình. Đối với số sinh viên khác khi luôn dành toàn bộ thời gian trong quán cà phê và quán bar thì lại tỏ lo lắng bởi vì họ biết là không thể theo kịp bạn bè hay lịch học, kỳ thi. Bởi vậy mà chúng tôi coi MethaneSat như là một cơ hội để những sinh viên giỏi trong lĩnh vực công nghiệp đạt được sự xác thực cho công việc họ đang làm hay học tập nghiên cứu, đồng thời sử dụng thông tin từ MethaneSat để thúc đẩy những người hay nán lại ở quán bar hoặc quán cà phê phải quay trở lại nơi làm việc hay học tập”.

MethaneSat sẽ tạo ra một bản đồ nhiệt phát thải methane có độ phân giải cao đến từ các nguồn khu vực phát thải và dữ liệu của nó sẽ được công chúng truy cập miễn phí với nỗ lực nhằm đem lại sự minh bạch về khí phát thải methane trong lĩnh vực dầu khí.

Nhà phân tích Martina Raveni của GlobalData cũng đã lặp lại sự kỳ vọng của ông Brownstein về tiềm năng của MethaneSat trong việc đem lại trách nhiệm giải trình cho lĩnh vực dầu khí khi phát biểu: “Điều quan trọng bây giờ là phải biết rõ quốc gia nào đang thải ra nhiều khí methane nhất, loại khí thải này thay đổi như thế nào trên toàn cảnh sau khi được phân tích và cái cách chúng ta có thể tính toán lượng khí thải methane. Về vấn đề này, tôi nghĩ việc sử dụng vệ tinh để giám sát khí phát thải methane sẽ luôn là chìa khóa, do đó, MethaneSAT có tiềm năng rất cao. Thật vậy, bằng cách sở hữu dữ liệu minh bạch và có thể truy cập, việc hoạch định chính sách, hợp tác quốc tế và nỗ lực giảm phát thải methane đáp ứng mục tiêu là điều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, tác động của MethaneSAT sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của các phép đo lường, mức độ sẵn sàng hành động của các lĩnh vực công nghiệp cũng như tính hiệu quả của các chính sách và sáng kiến”.

Điều gì làm cho MethaneSat trở nên khác biệt?

Đo lượng khí thải methane có thể là một quá trình tốn thời gian và tốn kém, thường được thực hiện thông qua kiểm tra thực địa, khảo sát trên không hoặc các trạm quan trắc cố định cung cấp chức năng giám sát không khí một cách liên tục.

Hiện tại, hồ sơ rò rỉ khí methane phụ thuộc vào các báo cáo của các công ty gửi tới các quốc gia, điều này đã dấy lên những mối quan ngại xung quanh việc báo cáo thiếu, không đầy đủ.

Ông Brownstein còn lưu ý thêm: “Những gì chúng tôi nắm biết từ tất cả các báo cáo nghiên cứu thực địa mà chúng tôi đã thực hiện là không có giải pháp thay thế nào cho lượng khí thải methane đo được. Trước đây, các công ty đã báo cáo lượng khí thải methane của họ trên cơ sở tính toán kỹ thuật và ít nhất là ở Hoa Kỳ nơi chúng tôi đã chỉ ra rằng những tính toán kỹ thuật đó trợ giúp báo cáo lượng khí thải methane thấp hơn 60% so với mức phát thải thực tế”.

MethaneSat có thể đại diện cho một mặt trận mới trong việc đo khí methane, cung cấp phạm vi bao phủ toàn cầu và xác định các nguồn phát thải cụ thể. Việc nắm bắt và hiểu biết được nguồn gốc rò rỉ khí methane đến từ đâu sẽ cho phép các quốc gia thực hiện những cam kết được đưa ra nêu trong Cam kết methane toàn cầu, theo đó có hơn 150 quốc gia cam kết thực hiện mục tiêu chung về cắt giảm lượng khí thải methane do con người tạo ra trên toàn cầu ít nhất là 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận