Độc lạ và đáng sợ robot… ngón tay

Độc lạ và đáng sợ robot… ngón tay

Một nhà nghiên cứu người Pháp phát minh ra ngón tay robot gắn được vào điện thoại di động của bạn. Robot có thể ngó ngoáy trên bàn làm việc, hoặc vuốt ve tay bạn.

Robot MobiLimb gắn vào điện thoại di động.
Robot MobiLimb gắn vào điện thoại di động. (ẢNH: MARC TEYSSIER).

Nghe thật kỳ cục và có phần đáng sợ phải không? Khi được hỏi lý do chế tạo robot, nhà nghiên cứu Marc Teyssier tại trường kỹ thuật Telecom Paristech trả lời: “Chủ đề tiến sĩ của tôi là về sự đụng chạm trong liên lạc, truyền thông. Khi chúng ta trò chuyện với người khác trong cuộc sống thực, chúng ta chạm vào nhau để giao tiếp cảm xúc. Song với thiết bị di động và tương tác với máy tính nói chung, chúng ta không dùng sự đụng chạm nào. Vì vậy, điểm khởi đầu của tôi là: Làm thế nào để chúng ta có thể đưa sự đụng chạm, xúc giác vào giao tiếp giữa người và máy?”.

MobiLimb và vỏ bên ngoài của nó.
MobiLimb và vỏ bên ngoài của nó. (ẢNH: REUTERS).

Từ đó, ông Teyssier thiết kế, xây dựng và được cấp bằng sáng chế cho ngón tay robot MobiLimb.

MobiLimb trông rất giống ngón tay thực, được cắm vào điện thoại di động và có thể kéo điện thoại trên bàn. Bạn của bạn có thể kích hoạt và vận hành nó tự xa, giúp họ vỗ nhẹ vào cổ tay bạn khi hai người trò chuyện.
Song khi mọi người nhìn thấy robot này, họ đều có phản ứng tương tự.

“Chúng tôi nhận được cả tấn phản ứng trên internet kiểu "thật đáng sợ". Mọi người đều nói nó đáng sợ, và thực sự là nó đáng sợ. Chúng ta giao tiếp với con người hằng ngày bằng việc đụng chạm, qua xúc giác. Chúng ta dùng ngón tay, sự chuyển động. Song khi đặt hai yếu tố đó lên thiết bị di động, mọi người nghĩ rằng nó thật điên rồ và đáng sợ”, ông Teyssier chia sẻ.

Nghiên cứu sinh Marc Teyssier và ngón tay robot.
Nghiên cứu sinh Marc Teyssier và ngón tay robot. (ẢNH:REUTERS).

Ngón tay di động đáng sợ này nói cho chúng ta biết mình là ai. Dù vậy, nó vẫn không có cơ thể chuyển động được. Ông Teyssier cho rằng ngón tay robot vừa có tính người, vừa không đủ tính người.

“Tôi nghĩ đến mức độ nào đó, chúng ta đang ở trong thung lũng kỳ lạ. Công nghệ trông như con người nhưng không chính xác là con người. Vì vậy bộ não của chúng ta không biết phản ứng thế nào”, ông Teyssier nhận định.

Robot ngón tay có kích cỡ không khác nhiều so với ngón tay bình thường.
Robot ngón tay có kích cỡ không khác nhiều so với ngón tay bình thường. (ẢNH: REUTERS).

Nhà nghiên cứu này vẫn mường tượng một ngày nào đó, thế giới sẽ tương tác với các đối tượng vô tri theo cách mà họ tương tác với bạn bè và thú cưng. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ vào bếp và ôm tủ lạnh.

“Với dự án này, chúng tôi đặt nhiều câu hỏi về smartphone và con người, bản chất con người. Sẽ ra sao nếu tất cả thiết bị đều có tay chân và chạm vào chúng ta như người? Tôi nghĩ chúng ta sẽ ứng xử hoàn toàn khác với công nghệ. Có lẽ chúng ta sẽ không ném nó vào thùng rác sau hai năm sử dụng, đúng không? Có lẽ chúng ta sẽ muốn xây dựng mối quan hệ và giữ nó làm bạn hay người đồng hành”, ông Teyssier nói.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận