Ba Lan mua tên lửa R-27 Ukraine: Coi chừng “tiền mất, tật mang“

Ba Lan mua tên lửa R-27 Ukraine: Coi chừng “tiền mất, tật mang“

(Kiến Thức) - Việc chọn tên lửa không đối không R-27 do Ukraine cung cấp có thể khiến Ba Lan phải trả giá đắt. 

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Thay vì mua hàng chính hãng từ Nga, Ba Lan đã đưa ra quyết định mạo hiểm khi ký hợp đồng mua 40 tên lửa không đối không R-27 trang bị cho các tiêm kích đánh chặn MiG-29A của nước này. 

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Theo tạp chí Jane's, Ba Lan đã chọn liên doanh gồm công ty nội địa WB Electronics và công ty SpetsTechnoExport của Ukraine cung cấp 40 tên lửa không đối không tầm trung R-27R1 (NATO định danh là AA-10 Alamo) trang bị cho tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Theo các điều khoản của hợp đồng trị giá 39,3 triệu USD, Ba Lan sẽ được cung cấp biến thể R-27R1 với đầu dẫn radar bán chủ động do Ukraine sản xuất. Hợp đồng sẽ bao gồm hệ thống dẫn đường quán tính pha giữa với gói cập nhật lệnh dẫn đường từ công ty cổ phần nhà nước Artem Ukraine.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
Đáng lưu ý, R-27R1 vốn là thiết kế của Cục thiết kế chế tạo máy nhà nước Vympel (Moscow, Nga), được Tập đoàn Tên lửa Chiến dịch - Chiến thuật (KTRV) sản loạt. Đó mới là đơn vị sản xuất hàng “chính hãng” dòng tên lửa không đối không này. Hầu hết các nước trên thế giới (gồm cả Việt Nam) đều nhập khẩu R-27 từ Nga thay vì Ukraine.  

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Thế nên hành động mua tên lửa R-27 “không chính hãng” của Ba Lan có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Bởi thời gian gần đây, Ukraine liên tục dính “phốt” bán hàng vũ khí rởm cho nhiều nước. Ví dụ, thương vụ cung cấp 49 chiếc tăng Oplot-T cho Thái Lan bị nghi là sử dụng động cơ cũ của dòng T-80; thương vụ sửa chữa 7 tiêm kích MiG-21 cho Croatia bị “vạch mặt” là sử dụng thành phần cũ, thay số seri để lắp cho các máy bay này; hay là vụ cung cấp 88 xe bọc thép BTR-4 cho Iraq, nhưng có đến 42 chiếc bị hỏng trước khi nhận nhiệm vụ. 

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 R-27R1 là phiên bản dùng hệ dẫn đường radar của dòng tên lửa không đối không tầm trung  R-27 được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, cả bán cầu trước và sau (hay là trước mặt máy bay hay là sau đuôi máy bay), có khả năng đối kháng hiệu quả với các biện pháp gây nhiễu của đối phương.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Trên tên lửa R-27R1 trang bị đầu dẫn radar bán chủ động – nghĩa là các radar được đặt trên máy bay phát sóng đến mục tiêu, các sóng phản xạ từ mục tiêu sẽ được bộ thu nhận tín hiệu đặt trong tên lửa bắt được, các tín hiệu này sẽ chuyển thành các lệnh để điều khiển tên lửa bám và dẫn nó đến mục tiêu.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Tên lửa trang bị đầu nổ nặng 39kg, trọng lượng tổng thể 253kg, trên phần chiến đấu trang bị ngòi nổ radar cận tiếp xúc và cảm biến mục tiêu tiếp xúc.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Tên lửa không đối không R-27R1 dài 4,08m, đường kính thân 230mm.

Ba Lan mua ten lua R-27 Ukraine: Coi chung
 Tên lửa trang bị một tầng đẩy động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn với mục tiêu máy bay tiêm kích là 50-60km, với các mục tiêu khác là 75km. Ảnh: Tiêm kích MiG-29 phóng tên lửa không đối không R-27. 

An Ninh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận