Bộ đôi F-16 và tên lửa Harpoon có phải là mối đe dọa với Hải quân Nga?

Bộ đôi F-16 và tên lửa Harpoon có phải là mối đe dọa với Hải quân Nga?

Tích hợp tên lửa diệt hạm Harpoon vào F-16

Sau một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga trong thời gian gần đây, Người phát ngôn Không quân Ukraine Yury Ihnat, cuối tuần qua cho rằng các hệ thống phòng không của Nga đã không thể đối phó với các cuộc tấn công của Ukraine được thực hiện bằng tên lửa hành trình do phương Tây cung cấp.

“Chúng tôi đã nhận được vũ khí mong đợi từ lâu. Đó là những tên lửa hành trình. Đối phương đã không thể bắn hạ những tên lửa này dù có hệ thống phòng không đáng gờm”, ông Ihnat nói với hãng thông tấn nhà nước Ukrinform.

“Có lẽ Nga đã bắn hạ một số tên lửa trong số đó, nhưng có thể thấy, tên lửa của chúng ta đã xuyên qua hệ thống phòng thủ của họ. Ở Crimea, nơi được trang bị nhiều hệ thống phòng không, Nga cũng không thể đối phó với tên lửa hành trình do phương Tây sản xuất”, ông Ihnat nói thêm.

Người phát ngôn Không quân Ukraine cho biết, Ukraine dự kiến sẽ nhận thêm các tên lửa hành trình từ phương Tây, đặc biệt là từ Đức, Pháp và Anh. “Các tên lửa cùng với các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất có thể sẽ giúp Ukraine tạo ra thay đổi đáng kể trên chiến trường”.

Ngoài ra, ông Ihnat nhấn mạnh rằng, sức mạnh phòng không của Ukraine sẽ được tăng cường nếu những chiếc tiêm kích F-16 do phương Tây cung cấp được trang bị tên lửa chống hạm phóng từ trên không Harpoon.

“Nếu những chiếc F-16 mang theo tên lửa Harpoon, tàu của Hải quân Nga sẽ gặp nhiều thách thức ở Biển Đen”, ông Ihnat nói.  

Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đã xác nhận sẽ gửi các máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine và hỗ trợ huấn luyện phi công cũng như hậu cần.

Tên lửa chống hạm Harpoon được Mỹ chuyển giao cho Ukraine vào năm 2022. Kể từ đó, Ukraine đã sử dụng loại vũ khí này để đánh chìm ít nhất hai tàu của Nga. Tên lửa Harpoon trước đó đã được triển khai tới Biển Đen để chống lại các tàu chiến đấu mặt nước của Nga. Chúng có thể được gắn trên máy bay chiến đấu F-16 với một số sửa đổi.

Quân đội Nga sở hữu nhiều hệ thống phòng không uy lực, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf hay hệ thống phòng không Pantsir, có thể ngăn chặn các tên lửa tiên tiến.

Tuy nhiên, theo những tuyên bố gần đây của Ukraine, các hệ thống phòng không này đã chịu áp lực do nhiều cuộc tấn công dữ dội bằng tên lửa hành trình từ Ukraine.

Uy lực của tên lửa diệt hạm Harpoon

Đầu tháng 9, Ukraine tuyên bố phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga ở Crimea. Ukraine gọi vụ tấn công là đòn giáng mạnh vào hệ thống phòng không Nga. Được triển khai tại Bán đảo Crimea từ năm 2016, S-400 là hệ thống phòng không cho phép Nga đánh chặn máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 400km. Đây là mục tiêu hàng đầu của Ukraine trong các cuộc tập kích nhằm vào Crimea.

Cuộc tấn công được cho là được thực hiện song song bởi máy bay không người lái và tên lửa hành trình chống hạm Neptune. Theo Eurasian Times, tên lửa chống hạm Harpoon cũng có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ tương tự. Điều này nghĩa là ngay cả hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Nga, S-400, cũng không tránh khỏi việc bị tấn công.

Harpoon là tên lửa hành trình chống hạm được phát triển ở Mỹ và đưa vào sử dụng từ năm 1977. Kể từ khi ra đời, nhiều biến thể khác nhau của tên lửa Harpoon đã được phát triển, bao gồm phiên bản phóng trên không AGM-84, phiên bản phóng trên hạm RGM-84 và phiên bản phóng từ dưới nước UGM-84.

Tên lửa Harpoon có thể đạt tốc độ cận siêu thanh và mang đầu đạn nặng 225kg. Tên lửa Harpoon có tầm hoạt động từ 120-280km. Harpoon có thể phóng từ máy bay, bệ phóng mặt đất, tàu mặt nước và tàu ngầm.

Các chuyên gia quân sự đánh giá Harpoon là một trong những vũ khí thành công nhất được phát triển trong số các tên lửa cùng loại. Tên lửa diệt hạm Harpoon được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của gần 30 nước.

Với một sự điều chỉnh nhỏ về phần mềm và cài đặt bộ điều hợp giao diện Harpoon, gần như mọi máy bay chiến đấu F-16 đều có thể được trang bị tên lửa Harpoon.

Phiên bản F-16C/D Block 50/52 từ những năm 1990 đã có phần cứng và phần mềm cần thiết để hoạt động cùng với tên lửa Harpoon ở một số chế độ phóng. Với một số cấu hình, tên lửa được phóng ở một hướng cụ thể và thiết bị tìm kiếm của vũ khí được sử dụng để xác định vị trí mục tiêu. Một chế độ bổ sung giúp tăng tầm bắn và phương hướng của tên lửa tới mục tiêu, tăng cơ hội tấn công chính xác.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận