Cách Nga khắc chế bom tầm xa GBU-39 Mỹ sắp chuyển cho Ukraine

Cách Nga khắc chế bom tầm xa GBU-39 Mỹ sắp chuyển cho Ukraine

Theo Politico, Ukraine sẽ bị nhận lô bom đường kính cỡ nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) mới do Mỹ cung cấp ngay trong tuần này.

Một quan chức Mỹ cho hay, việc chuyển giao bom GLSDB sẽ bổ sung cho kho vũ khí tầm xa của quân đội Ukraine, đồng thời mang lại cho Kiev khả năng tấn công sâu hơn vào các khu vực hiện do Nga kiểm soát.

Bom đường kính nhỏ và biến thể phóng từ mặt đất

Bom đường kính cỡ nhỏ GBU-39 được phát triển vào giữa những năm 2000. Ban đầu nó được thiết kế là một quả bom lượn thả từ trên không để nhắm vào một loạt mục tiêu cố định trên mặt đất, từ boongke và các thiết bị tác chiến điện tử đến sân bay, kho nhiên liệu, doanh trại và nơi tập trung quân của đối phương.

GBU-39 có đầu đạn nổ phân mảnh nặng 93 kg, đủ để xuyên thủng bê tông cốt thép dày tới 1 mét, có thể được đường bằng radar chủ động và laser, GPS và dẫn đường quán tính, tùy thuộc vào cấu hình và từng biến thể. Hệ thống này tự hào có sai số vòng tròn khoảng 1 mét mét và có tầm bắn từ 75 - 110 km.

GBU-39 là một dạng bom lượn. Đúng như tên gọi, nó bom sẽ lướt tới mục tiêu dọc theo đường bay được chỉ định trước ở tốc độ thấp mà không cần sự hỗ trợ của động cơ tên lửa. Chi phí của loại bom này tương đối thấp, chỉ 40.000 USD/quả so với chi phí 3,2 triệu USD của tên lửa Storm Shadow mà Kiev nhận được từ Anh.

Do đặc tính tín hiệu radar nhỏ và thời gian bay tương đối ngắn, rất khó phát hiện và đánh chặn bom SDB bằng cách các hệ thống phòng không truyền thống.

Với việc Lực lượng Không quân Ukraine gặp khó khăn trong việc đưa máy bay xuất kích do mối đe dọa thường trực từ hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu đánh chặn của Nga, Mỹ và các đồng minh đã cam kết nguồn lực đáng kể để chuyển đổi vũ khí phóng từ trên không sang phóng từ các hệ thống trên mặt đất.

Ngoài các hệ thống phòng không, các hệ thống pháo binh cũng được chỉnh sửa để phóng các vũ khí không đối đất đã hoán cải. Bom SDB cũng được chỉnh sửa để phóng từ các nền tảng này.

Khác với biến thể phóng từ trên không, GLSDB GBU-39 được trang bị động cơ tên lửa M26 để có thể phóng từ các hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M270 và HIMARS mà Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine.

Biến thể GLSDB GBU-39 do Boeing và tập đoàn quốc phòng khổng lồ Saab của Thụy Điển phát triển vào giữa những năm 2010, được cho là có tầm bắn lên tới 145 km và có giá khoảng 100.000 USD mỗi quả.

Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu bom GLSDB?

SDB ban đầu được Mỹ và các đồng minh sử dụng trong các cuộc xung đột trên khắp Trung Đông và châu Á, từ Iraq và Afghanistan, đến Syria, Gaza (do Israel sử dụng) và Yemen (do các nước vùng Vịnh triển khai để chống lại Houthi).

Quân đội Ukraine sẽ là nước đầu tiên vận hành GLSDB. Tuy nhiên, chưa rõ Ukraine sẽ nhận được bao nhiêu bom loại này.

Khi kế hoạch cung cấp GLSDB lần đầu tiên được công bố cách đây một năm trong gói vũ khí trị giá 2,17 tỷ USD, truyền thông Mỹ đã đề cập đến con số gồm 2 bệ phóng và tổng cộng 24 quả bom.

Số lượng như vậy là đủ để Kiev tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga hoặc tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố ở Donbass hoặc các khu định cư ở biên giới của Nga. Nhưng chúng không đủ để gây ra bất kỳ tác động chiến lược đáng kể nào.

Nga sẽ đối phó thế nào với bom GBU-39 phóng từ mặt đất?

Do đặc điểm thiết kế và nguyên lý hoạt động của bom lượn khiến chúng khó bị đánh chặn và tiêu diệt, nhưng điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ bất khả thi.

Nga có nhiều cách để đối phó với bom GLSDB nếu chúng được Ukraine sử dụng. Một trong những giải pháp là tiếp tục tấn công nhằm vào các vị trí khai hỏa HIMARS và M270, kho đạn dược, các tuyến tiếp tế và kho sửa chữa bằng pháo binh và tên lửa chính xác.

Moscow có thể triển khai thiết bị gây nhiễu vô tuyến điện tử để làm giảm độ chính xác của bom GLSDB (mặc dù điều này không ảnh hưởng đến hệ thống dẫn đường quán tính của bom, nhưng nếu không có GPS dân đường bom lượn sẽ kém chính xác hơn).

Giải pháp thứ ba là bắn hạ bom lượn bằng các hệ thống phòng không thông thường bố trí dày đặc dọc các khu vực tiền tuyến, từ hệ thống tên lửa Tor và Buk cho đến pháo phòng không tầm gần.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận