Căn bệnh bí ẩn khiến nhiều lính Mỹ thiệt mạng sau khi trở về từ Syria và Iraq

Căn bệnh bí ẩn khiến nhiều lính Mỹ thiệt mạng sau khi trở về từ Syria và Iraq

Theo EurAsian Times, có một kẻ thù vô hình đang tồn tại trong Quân đội Mỹ. Cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trong lực lượng vũ trang Mỹ đang gia tăng và các vụ tự tử đã trở thành nguyên nhân đứng thứ hai gây ra cái chết của các quân nhân nước này.

Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng lý do lớn nhất đằng sau vụ việc này là nguy cơ chấn thương tâm lý mà các binh sĩ gặp phải do việc sử dụng vũ khí. Nghiên cứu cho thấy rằng các nhân viên của lực lượng vũ trang Mỹ chỉ cần bắn vũ khí liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây ra chấn thương vùng não, chứ không cần phải trực tiếp tham gia chiến đấu và bị thương ở đầu.

Nguyên nhân được làm rõ

Cuộc điều tra của New York Times tiết lộ rằng nhiều lính Mỹ bắn số lượng lớn đạn pháo trong chiến dịch chống lại Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria đã xuất hiện “các chứng bệnh về tinh thần và thể chất bí ẩn, khiến họ suy sụp”.

Cuộc điều tra được thực hiện đối với đơn vị Alpha Pin thuộc Tiểu đoàn 1, Thủy quân lục chiến 11, sau khi các binh sĩ trở về nhà và họ “cảm thấy như bị nguyền rủa”. Các đơn vị pháo binh khác của Thủy quân lục chiến và Quân đội Mỹ cũng có triệu chứng tương tự.

Cuộc điều tra cho thấy, nhiều binh sĩ làm nhiệm vụ bắn phá vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo IS vào năm 2016 và 2017 sau khi quay trở lại quê nhà họ đã thường xuyên gặp ác mộng, hoảng loạn, trầm cảm và trong một số trường hợp là rơi vào ảo giác.

Lính Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (Ảnh: EurAsian Times)

Lính Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (Ảnh: EurAsian Times)

Những người lính thủy quân lục chiến thường được biết đến với sự dũng cảm và thiện chiến, nhưng sau khi trở về từ chiến trường, nhiều người đã rơi vào tình trạng vô gia cư và một số trong số họ còn tự sát.

Quân đội Mỹ đã cố gắng phỏng vấn các cựu chiến binh và gia đình của những người lính trở về từ Iraq và Syria, nhưng kết quả thu được là rời rạc. Và họ vội vàng kết luận các triệu chứng được cho là do rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Nhưng còn một điều khó hiểu là hầu hết những binh lính rơi vào tình trạng này là những người không trực tiếp chiến đấu, họ được giao nhiệm vụ bắn pháo tầm xa. Mẫu số chung duy nhất giữa họ là họ đã bắn một số lượng lớn đạn pháo trong suốt quá trình quân ngũ của mình.

Trong cuộc chiến chống Israel, Mỹ đã đưa ra một quyết định chiến lược là sử dụng không quân và hỏa lực pháo binh để tấn công vào các vị trí của chúng thay vì đưa bộ binh trực tiếp chiến đấu. Chiến lược này đã mang lại kết quả khi Nhà nước Hồi giáo bị tiêu diệt và Quân đội Mỹ chịu ít thương vong.

Nhưng điều đó có nghĩa là có nhiều binh sĩ phải bắn một số lượng lớn đạn nổ mạnh. Một khẩu đội với bốn khẩu pháo và khoảng 100 quân có thể cung cấp một loạt hỏa lực cả ngày lẫn đêm, trong bất kỳ thời tiết nào. Số lượng đạn mà mỗi binh sĩ bắn ra còn lớn hơn số đạn mà cả khẩu đội pháo của Mỹ đã bắn trong cuộc chiến tại Việt Nam.

Sự nguy hiểm của vũ khí

Thủy quân lục chiến cũng đã xem xét vấn đề và phát hiện ra rằng vũ khí của họ đang làm tổn thương các xạ thủ. Những khẩu súng nổ tung để bắn một viên đạn nặng 45 kg đi xa hơn 24 km, sẽ tạo ra một làn sóng xung kích xuyên qua cơ thể của các binh sĩ, làm xương họ rung chuyển, tác động vào phổi và tim, đồng thời ảnh hưởng đến não của họ.

Giải thích điều này Daniel Johnson, một nhà báo chuyên đưa tin về Iraq và Syria, gần đây đã viết: “Thật khó để giải thích cảm giác đó như thế nào khi bạn đứng đằng sau một khẩu pháo lúc nó khai hỏa, lực từ vụ nổ đã ném một quả đạn nặng hàng chục kg đi xa hàng chục km, làm bạn ngạt thở và khiến bạn rùng mình tận xương. Khi những đám mây bụi bắt đầu hình thành do cát thổi bay khỏi mặt đất, bồ hóng tràn vào mũi chúng tôi và làm bẩn đồng phục của chúng tôi đến mức trắng xóa, tôi cũng thường xuyên cảm thấy đầu đau âm ỉ như vừa bị đánhvào mặt”.

Anh ấy giải thích thêm: “Sẽ tệ hơn nếu như bạn khi  đó đang ở bên trong hoặc bên dưới một thứ gì đó. Một ngày nọ, tôi đang ngủ dưới gầm một chiếc xe tải thì một khẩu pháo M777 bất ngờ bắn cách đó vài mét, sóng xung kích mạnh mẽ đẩy tôi ra khỏi giấc ngủ, khiến tôi rơi vào trạng thái quay cuồng”.

Một khẩu đội pháo phải trải qua điều này 1.000 lần trong quá trình triển khai tới các khu vực xung đột. Hơn một nửa binh sĩ thủy quân lục chiến trong khẩu đội cuối cùng đã nhận được chẩn đoán là chấn thương sọ não.

Một khẩu đội pháo M777 của Mỹ. (Ảnh: DVIDS)

Một khẩu đội pháo M777 của Mỹ. (Ảnh: DVIDS)

Báo cáo do Thủy quân lục chiến đưa ra đã cảnh báo rằng, việc bắn số lượng lớn đạn ngày này qua ngày khác có thể khiến các binh sĩ bị chấn động về tâm lý. Và nó cũng giải thích tại sao tỷ lệ tự sát trong quân đội cao gấp ba lần tỷ lệ trung bình cả nước.

Hai nghiên cứu gần đây của Hải quân Mỹ cũng lặp lại những phát hiện tương tự sau khi kiểm tra hồ sơ của hơn 2 triệu quân nhân và cựu chiến binh. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những người làm trong lĩnh vực tiếp xúc nhiều với vụ nổ có nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nửa đầu, lạm dụng chất gây nghiện, chứng mất trí nhớ và một số rối loạn tâm thần, bao gồm cả tâm thần phân liệt.

Các bác sĩ đang nghiên cứu vấn đề nói rằng, các vụ nổ lan truyền qua mô não có thể gây ra những vết sẹo cực nhỏ trong mô não và cuối cùng có thể khiến các kết nối thần kinh bị hỏng.

Lê Hưng(Nguồn: EurAsian Times)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận