Cận cảnh bộ giáp “khủng” trên T-90MS Việt Nam mua

Cận cảnh bộ giáp “khủng” trên T-90MS Việt Nam mua

(Kiến Thức) - Xe tăng T-90MS mà Việt Nam có thể đã nhập khẩu sở hữu hệ thống giáp bảo vệ đa lớp vượt trội hơn cả tăng T-90A Quân đội Nga đang dùng. 

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua
Xe tăng T-90MS là phiên bản nâng cấp của mẫu T-90S dành cho mục đích xuất khẩu thuộc dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A Vladimir do Tập đoàn Uralvagonzavod phát triển cho Quân đội Nga. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, T-90MS sở hữu nhiều hệ thống nâng cấp vượt trên cả T-90A/S như hệ thống động cơ, hệ thống điều khiển hỏa lực và đặc biệt là giáp bảo vệ.  

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-2
Trong đó, giáp phản ứng nổ của T-90MS được cho là tốt hơn hẳn loại Kontakt-V đang trang bị trên các xe tăng T-90A/S cũng như phiên bản nâng cấp của T-72 (như T-72B3). Cụ thể, đó là giáp phản ứng nổ “Relikt” được thiết kế bởi tổ hợp NII Stali OKR "Kactus” và "Relikt” với các mảnh giáp nổ loại 4S23. Giáp Relikt được đánh giá là có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc hay phát nổ trên lớp giáp này. 

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-3
 Phía đằng sau tháp pháo và thân xe được trang bị các tấm giáp lồng chống đạn súng chống tăng RPG hoặc đạn xuyên giáp sử dụng hiệu ứng nổ lõm (HEAT).  

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-4
Các nhà khoa học Nga tự hào Relikt là thiết bị giáp phản ứng nổ tối ưu nhất thế giới, chưa có sản phẩm nào sánh bằng kể cả ở nước ngoài hay Nga. Theo một số so sánh, độ dày giáp chống đạn APFSDS trên T-90MS với Relikt là 1.100-1.300mm thép đồng nhất RHA tương đương (với T-90A cùng Kontakt-5 là 800-830); độ dày chống đạn nổ lõm là 1.350mm thép RHA (với T-90A và Kontakt-5 là 1.150-1350). 

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-5
Điểm mạnh của Relikt là khả năng đối phó với cả đạn tốc độ cao và thấp, dễ dàng tháo lắp do được chế tạo theo dạng module. T-90MS được lắp hệ thống giáp phản ứng nổ Relikt ở hai bên hông, phía trước và quanh tháp pháo. Đối với phần phía trước tháp pháo của T-90, loại đầu đạn hai lượng nổ (tandem) hay đạn lõm có 2 tầng, đều bị cản rất mạnh. 

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-6
Ngoài hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 (thiếu đèn hồng ngoại), xe tăng T-90MS còn được bổ sung hệ thống cảnh báo sớm nhờ việc lắp đặt thiết bị cảm biến xung quanh tháp pháo, cho phép báo động khi xe bị ngắm bắn bởi các loại vũ khí dẫn đường bằng tia laser. Thực tế chiến trường Syria cho thấy, các đèn hồng ngoại Shtora của T-90A bố trí hai bên súng chính rất dễ bị phá hỏng. 

Can canh bo giap “khung” tren T-90MS ma Viet Nam mua-Hinh-7
Trong khi T-90A chỉ được trang bị động cơ 950 mã lực, T-90S dùng động cơ 1.000 mã lực thì T-90MS được trang bị công suất lên tới 1.130 mã lực đem lại khả năng cơ động cao cho T-90MS trên chiến trường.  

Chiến Xa

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận