Tạp chí Popular Mechanics trích dẫn lời các chuyên gia tại một tổ chức tư vấn của Anh rằng khi cuộc chiến trên bộ của Nga bị sa lầy, nước này có thể chuyển hướng ra biển như một cách khác để gây tổn hại cho Ukraine.
Các tàu ngầm Nga hoạt động ở Biển Đen có thể nhắm mục tiêu vào các tàu xuất khẩu lúa mì và các nguồn tài nguyên khác của Ukraine. Đây sẽ là một vấn đề quan trọng đối với Ukraine, vốn đang phải vật lộn để chống lại đội quân khổng lồ của Nga. Hải quân Nga vượt trội so với tàu chiến Liên Xô hạng nhẹ.
Tuy nhiên, các tàu nổi của Nga hoạt động gần bờ biển Ukraine đã bị ngăn cản bởi chính sự linh hoạt của Ukraine, chẳng hạn như việc sử dụng tên lửa chống hạm Neptune sản xuất trong nước để đánh chìm soái hạm Moskva của hạm đội Biển Đen.

Tàu ngầm Nga tham gia cuộc tập trận quân sự Vostok 2022 trên biển Nhật Bản bên ngoài thành phố Vladivostok hôm 5/9/2022.
Sự lo ngại về tàu ngầm Nga
Theo Sidharth Kaushal và Kevin Rowlands, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), "Nếu cuộc xung đột đạt đến điểm bế tắc kéo dài và đóng băng, Nga có thể chuyển trọng tâm quân sự sang làm suy yếu nền kinh tế Ukraine."
Cuộc bắn phá bằng tên lửa và máy bay không người lái vào lưới điện của Ukraine đã không làm giảm tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, việc bóp nghẹt xuất khẩu của Ukraine có thể rất thảm khốc.
Thế giới phụ thuộc vào các sản phẩm lúa mì, ngô và hướng dương của Ukraine; cuộc chiến đã khiến xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine giảm 30%, dẫn đến giá lương thực toàn cầu tăng cao và mất an ninh lương thực. Để duy trì nền kinh tế và trả tiền mua vũ khí, Ukraine cần doanh thu xuất khẩu.
Nga đã đồng ý với một thuận do Liên hợp quốc bảo lãnh, cho phép vận chuyển một số loại ngũ cốc của Ukraine qua các hành lang an toàn ở Biển Đen, dưới sự chỉ trích gay gắt của phương Tây.
Cho đến nay, một số tàu ngầm diesel lớp Kilo của Hạm đội biển Đen chỉ được sử dụng để bắn tên lửa hành trình vào các mục tiêu trên bộ của Ukraine. Tuy nhiên, họ cũng có thể đặt lôi trên biển Đen. Những chiếc tàu ngầm có khả năng bí mật đặt tới 24 quả lôi trong một lần xuất kích.
Nga có thể phủ nhận trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào hoặc đổ lỗi cho Ukraine, theo các chuyên gia Anh, việc sử dụng lôi và tàu ngầm sẽ bí mật hơn nhiều so với sử dụng tàu nổi. Trong khi một số chính phủ phương Tây sẽ có cớ để tránh đối đầu quân sự với một nước Nga có vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, tiền lệ đã có. Các tàu chở hàng tiếp tế của chính phủ Cộng Tây Ban Nha đã bị tàu ngầm của "cướp biển" tấn công trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Mặc dù Anh và Pháp biết rõ rằng "cướp biển" là những tàu chiến của Đức và Ý ủng hộ phe Quốc gia của Franco, nhưng các chính khách Anh và Pháp khi đó cũng không muốn đối đầu với Đức nên đưa ra một lựa chọn mang tính biểu tượng là kêu gọi tấn công những tên "sướp biển".
Việc tàu ngầm Nga có thực sự đánh chìm bất kỳ tàu nào hay không là điều gần như không quan trọng. Mối đe tấn công bằng lôi và tàu ngầm sẽ làm tăng tỷ lệ bảo hiểm hàng hải cao đến mức không khuyến khích hoạt động thương mại.
Sau các cuộc tấn công được cho là do Iran thực hiện nhằm vào các tàu chở dầu, tỷ lệ bảo hiểm ở Eo biển Hormuz đã tăng gấp 10 lần vào năm 2019, mặc dù một hệ thống hộ tống đã được bố trí hỗ trợ.

tàu chở ngũ cốc của Ukraine trên biển Đen.
Cách thức đối phó
Ukraine có rất ít lựa chọn tốt nếu Nga sử dụng đến phong tỏa tàu ngầm. Quốc gia này có rất ít vũ khí hoặc kinh nghiệm tác chiến chống ngầm. Ngoài ra, phương Tây không thể lấp đầy khoảng trống này cho Ukraine.
Theo RUSI, "Các nền tảng liên quan đến chống ngầm quá đắt và số lượng rất ít để có thể được tặng. Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ mất rất nhiều thời gian để huấn luyện, vận hành và sử dụng các tài sản như máy bay tuần tra biển P-8 hoặc tàu khu trục ASW chuyên dụng khó có thể chuyển giao.
Theo các chuyên gia phương Tây, Ukraine có thể chỉ đơn giản là cố gắng quấy rối họ thay vì phá các tàu ngầm Nga, đây là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả đối với các lực lượng hải quân tiên tiến như Mỹ.
Các loại lôi chống ngầm, chẳng hạn như Hammerhead của Mỹ, hoặc máy bay không người lái được trang bị sonar nhúng và ngư lôi chịu ngầm, có thể được Ukraine triển khai. Do độ nông của Biển Đen gần bờ biển Ukraine, điều này sẽ được thực hiện đơn giản hơn.
Nhiều tàu ngầm có thể không bị tiêu diệt bởi phương pháp này. Tuy nhiên, việc phát hiện tiếng sonar từ máy bay không người lái hoặc biết lôi đang ở trong khu vực có thể khiến thuyền trưởng tàu ngầm Nga phải hành động nhanh hơn.
Theo các chuyên gia của RUSI, mặc dù không phải là một giải pháp hoàn hảo, nhưng Ukraine có thể làm theo cách đơn giản và hiệu quả này.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vtc.vn
Tham gia bình luận