Theo Military Watch, xe tăng Challenger 2 của Anh đã ra mắt lần đầu tiên trên tiền tuyến để đối đầu với các lực lượng Nga ở miền Đông Ukraine. Một phương tiện đang hoạt động gần các vị trí của Nga được mô tả trong một đoạn phim được công bố bởi Lữ đoàn cơ giới độc lập số 11 của Ukraine và nhiều báo cáo cho rằng nó là xe tăng Challenger.
Theo các báo cáo tình báo của Mỹ, những chiếc Challenger 2 đã được giao cho Đức trước khi chuyển đến Ukraine, tương tự như nhiều phương tiện và vũ khí mà các quốc gia khác của NATO cung cấp cho Ukraine.
Trước đó, xe tăng Leopard 2A6 mà Đức cung cấp cho Ukraine đã phải chịu rất nhiều thiệt hại trên chiến trường và một số báo cáo còn cho thấy rằng ít nhất một chiếc Leopard đã bị quân đội Nga bắt giữ.
Một trong những đơn vị đầu tiên của Ukraine, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 82 được thành lập vào tháng 3 vừa qua và được trang bị Leopard 2A6 cùng với các phương tiện chiến đấu M2 Bradley. Ngoài ra, lữ đoàn này vận hành xe bọc thép chở quân Stryker của Mỹ và xe chiến đấu Marder của Đức, cho thấy đơn vị là một đơn vị có tính cơ động cao.
Phần lớn xe tăng do phương Tây sản xuất, chủ yếu là xe tăng Leopard 2 và Leopard 1, được Ukraine tiếp nhận từ tháng 3, trong khi chỉ có 14 xe tăng Challenger 2 được triển khai tại Ukraine.
Theo một số chuyên gia, trong khi các phương tiện như xe tăng Leopard và xe chiến đấu Bradley có đến hàng trăm chiếc trong các kho dự trữ khổng lồ ở châu Âu và Mỹ, số lượng Challenger 2 vẫn rất hạn chế với chỉ khoảng 200 chiếc đang hoạt động bên ngoài Ukraine và chỉ khoảng 440 chiếc từng được chế tạo.
Chiếc xe tăng duy nhất của phương Tây được sản xuất sau Chiến tranh Lạnh là Challenger 2. Lớp giáp bảo vệ của xe tăng được đánh giá là hàng đầu thế giới, nhưng hệ thống điều khiển lực và đặc biệt là kính ngắm tầm nhiệt của nó ngày càng bị coi là lỗi thời so với các dòng xe tăng hiện đại ngày nay.
Pháo chính của xe tăng Challenger vẫn là loại có rãnh xoắn chứ không phải pháo nòng trơn, và đây cũng là kiểu xe tăng cuối cùng được sản xuất với pháo có rãnh quắn. Từ năm 1961, xe tăng Liên Xô đã chuyển sang sử dụng pháo trơn, tiếp theo là xe tăng Đức và Mỹ từ các năm 1979 đến 1980.
Cuối thập kỷ này, một gói nâng cấp do quân đội Anh quyền sẽ sớm giới thiệu một loại pháo nòng trơn; loại pháo này sẽ cung cấp sức mạnh lớn hơn đáng kể, đặc biệt là khả năng chống lại các phương tiện thiết giáp của kẻ thù.
Mặc dù hiện tại nước này cũng đang sở hữu những chiếc xe tăng hiện đại như Leopard 2A6, hay T-84 Oplot, Challenger 2 được coi là chiếc xe tăng có khả năng nhất trong biên chế của Ukraine.
Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất kế thừa từ thời Liên Xô được sử dụng để chế tạo phần lớn những chiếc T-84 của Ukraine và nhược điểm chính của xe tăng Liên Xô là phần lớn thiếu kính ngắm nhiệt, mặc dù điều này được coi là tiêu chuẩn sống còn cho các loại xe tăng hiện đại ngày nay.
Mặc dù vẫn chưa rõ những chiếc Challenger 2 hiện đang được triển khai ở đâu hoặc khi nào chúng sẽ tham gia trận chiến đầu tiên, nhưng sự xuất hiện của chiếc xe tăng hiện đại này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của giới quan sát quân sự, đặc biệt là sau khi nhiều phương tiện hiện đại của phương Tây đã bị tiêu diệt trên chiến trường Ukraine.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vtc.vn
Tham gia bình luận