Khám phá bất ngờ “nguyên mẫu” máy bay tàng hình B-2 Mỹ

Khám phá bất ngờ “nguyên mẫu” máy bay tàng hình B-2 Mỹ

(Kiến Thức) -Khó có thể phủ nhận rằng kiểu dáng máy bay tàng hình B-2 nhìn trông khá giống thiết kế oanh tạc cở Ho 229 của phát xít Đức.

Kham pha bat ngo
 Tại Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Mỹ vẫn còn lưu giữ một nguyên mẫu máy bay ném bom Horten Ho 229 do phát xít Đức phát triển vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II. Đây là một trong những dự án vũ khí Hitler kỳ vọng sẽ giúp nước Đức thay đổi cục diện cuộc chiến nhưng mọi thứ đã dường như quá muộn. Dù vậy sứ mệnh của Ho 229 không dừng lại sau sự sụp đổ của Berlin mà nó tiếp tục tạo tiền đề cho việc phát triển máy bay tàng hình tương lai của Mỹ sau này.

Kham pha bat ngo
 Ho 229 được hai anh em nhà Horten là Reimar và Walter thiết kế và phát triển dựa theo nhu cầu của Không quân Đức lúc đó, đặc biệt là từ Thống chế Hermann Göring – Tư lệnh Không quân Đức về một mẫu máy bay ném bom phản lực có khả năng mang theo 1 tấn bom và có tầm hoạt động hơn 1.000km.

Kham pha bat ngo
Điểm khác biệt của Ho 229 so với các mẫu máy bay ném bom khi đó là nó có thiết kế thân cánh liền một khối “flying wing” với mục tiêu triệt tiêu lực cản lên trên máy bay càng nhiều càng tốt. Chính điều này cũng giúp Ho 229 có thể đạt vận tốc gần 1.000km/h chỉ với hai động cơ phản lực Junkers Jumo 004B có công suất 1.956 lbf mỗi chiếc. Trong ảnh là nguyên mẫu Ho 229 được niêm cất trong Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Mỹ.

Kham pha bat ngo
 Tuy nhiên, vào thời điểm đó người Đức vẫn chưa thấy được tìm năng thực sự của Ho 229 khi mà trong Chiến tranh Thế giới thứ II máy bay chiến đấu phản lực hầu như hoạt động khá hạn chế và chỉ có Đức là đưa vào trang bị đại trà các dòng máy bay này.  Nhưng ít ai ngờ rằng, chính thiết kế “flying wing” của Ho 229 đã là một bước đột phá quan trọng trong công nghệ hàng không quân sự sau này.

Kham pha bat ngo
 Có một thực tế rằng khả năng làm giảm tín hiệu phản xạ sóng radar trên Ho 229 không có trong ý tưởng thiết kế ban đầu của Reimar và Walter, mà nó chỉ xuất hiện sau chiến tranh khi Reimar Horten phát hiện ra hỗn hợp bụi than và keo gỗ giúp bảo vệ Ho 229 trước các hệ thống radar cảnh giới của Anh cộng với đó là thiết kế “flying wing”.

Kham pha bat ngo
 Khi phát triển mẫu máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên của mình là B-2 Spirit các kỹ sư của Northrop Grumman dành sự quan tâm đặc biệt đến một nguyên mẫu Ho 229 được trưng bày ở Bảo tàng Smithsonian. Thậm chí Northrop Grumman còn sản xuất một nguyên mẫu thu nhỏ của Ho 229 để thử nghiệm khả năng làm giảm tín hiệu phản xạ sóng radar của nó, và các tài liệu về quá trình thử nghiệm này không bao giờ được công bố sau đó.

Kham pha bat ngo
 Quay lại những năm 1940, Ho 229 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào 1/3/1944 với nguyên mẫu lúc đó chỉ là một máy bay lượn và chưa được trang bị động cơ. Phải đến cuối năm đó, nguyên mẫu Ho 229 được trang bị hai động cơ phản lực BMW 003 mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình, nhưng chỉ có 3 nguyên mẫu được chế tạo sau đó.

Kham pha bat ngo
 Ho 229 cũng được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau, đa số là biến thể một chỗ ngồi, nguyên mẫu được thử nghiệm nhiều nhất là Ho 229A (V3) đây cũng là nguyên mẫu Northrop Grumman nghiên cứu trong quá trình phát triển B-2. Nó có sải cánh dài gần 16.8m và có trọng lượng cất cánh tối đa là 8.1 tấn.

Kham pha bat ngo
 Trần bay của Ho 229A (V3) vào thời điểm đó lên đến 16.000m và có thể mang theo 2 quả bom 500kg. Dự định ban đầu của Reimar và Walter là phát triển Ho 229 thành một mẫu oanh tạc cơ nhưng Thống chế Hermann Göring lại quyết định biến nó thành tiêm kích bom với việc bổ sung thêm hai pháo tự động 30mm.

Kham pha bat ngo
 Dù sở hữu tiềm năng rất lớn nhưng Ho 229 lại xuất hiện trong giai đoạn cuộc chiến đã gần như kết thúc và nó đã không thể đi xa hơn với các nguyên mẫu thử nghiệm. Khi tiến vào Đức ngay lập tức người Mỹ chiếm các nguyên mẫu Ho 229 đưa về nước nhằm tránh chúng rơi vào tay Liên Xô, thậm chí người Anh lúc đó cũng dành mối quan tâm đặc biệt tới Ho 229.

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận