Khám phá tàu ngầm Mỹ vừa bị phát hiện gần Nga

Khám phá tàu ngầm Mỹ vừa bị phát hiện gần Nga

(Kiến Thức) - Chiếc tàu ngầm của Mỹ USS Herring đã được Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga phát hiện nằm dưới độ sâu 104m ở ngoài khơi quần đảo Kuril. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga
Thư ký Hội đồng khoa học của Hội lịch sử quân sự Nga - Thiếu tướng Alexandr Kirilin cho Sputnik News biết, thợ lặn Nga cùng với các thủy thủ của Hạm đội Thái Bình Dương vừa phát hiện ngoài khơi bờ biển quần đảo Kuril một chiếc tàu ngầm Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh minh họa 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-2
 "Gần đảo Matua trong quần đảo Kuril, thợ lặn Nga hợp tác với các thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương đã phát hiện một tàu ngầm ở độ sâu 104 mét. Nghiên cứu tài liệu lưu trữ cho phép dự đoán đấy là tàu ngầm USS Herring của Mỹ, bị pháo binh ven biển Nhật Bản bắn chìm”, Alexandr Kirilin cho biết. Trong ảnh là đảo Matua thuộc quần đảo Kuril.  

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-3
 Hiện phía Nga đã chuyển các dữ liệu về xác tàu ngầm nằm ở độ sâu 104 mét cho phía Mỹ. Trong ảnh là chiếc USS Herring thời còn hoạt động.  

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-4
 Tàu ngầm Mỹ USS Herring (SS-23) là một trong những tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện - diesel lớp Gato, trang bị cho Hải quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh tàu USS Herring nằm trong xưởng đóng tàu Portsmouth. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-5
Tàu ngầm USS Herring được khởi đóng tháng 7/1941, hạ thủy ngày 5/1/1942 và chính thức biên chế cho Hải quân Mỹ sử dụng từ ngày 4/5/1942. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-6
Tàu ngầm USS Herring có lượng giãn nước khi nổi 1.525 tấn, khi lặn là 2.424 tấn, dài 95,02m, rộng 8,31m và mớn nước 5,2m. Thủy thủ đoàn của tàu khoảng 54 người, nhưng các tài liệu Nga cho rằng thủy thủ đoàn khi tàu bị bắn chìm tới 83 người. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-7
Chiếc tàu ngầm được trang bị 4 động cơ diesel, hai bộ pin sạc điện với 126 chiếc, 4 động cơ điện đẩy tốc độ cao và hai chân vịt cho phép tàu di chuyển tốc độ 39km/h trên mặt nước và 17km/h dưới mặt nước. Tuy nhiên thời gian lặn tối đa chỉ được 48 giờ với tốc độ 3,7km/h. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-8
Dự trữ hành trình của con tàu có lên tới 75 ngày trên biển, tầm hoạt động tối đa ước tính 20.000km, lặn sâu tối đa 90m. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-9
 Hỏa lực của tàu có 10 ống phóng ngư lôi 533mm (6 ở trước mũi và 4 ở đuôi) với 24 quả ngư lôi, ngoài ra còn có một pháo 76mm cùng hai khẩu 40-20mm ở trên boong tàu để pháo kích và phòng không. Việc trang bị pháo là đặc trưng của tàu ngầm CTTG 2, cách thiết kế này dễ khiến tàu ngầm bị “làm thịt” bởi máy bay ném bom hay tàu chiến.  

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-10
Chiến tích đầu tiên của tàu ngầm USS Herring là vào ngày 8/11/1942 trên bờ biển Casablanca khí nó đánh chìm tàu hàng cỡ 5.700 tấn Ville du Havre. Sau đó, nó trở lại Scotland vào ngày 25/11 và tiếp tục thực hiện các hành trình săn tàu quân địch tiếp tục tới tháng 7/1943 thì kết thúc mà không lập được thêm chiến công nào. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-11
USS Herring trở về Connecticut vào ngày 9/8/1943 và thực hiện các hoạt động huấn luyện tới tận tháng 11/1943 thì mới trở lại mặt trận với nhiệm vụ phá hủy các tàu dân sự và quân sự của Nhật Bản tại mặt trận Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 12/1943 tới đầu năm 1944, Herring lập hai chiến tích đánh chìm tàu hàng Hakozaki cỡ 3.948 tấn và Nagoya Maru cỡ 6.072 tấn của Nhật Bản. Trong các chiến dịch này, nó cũng phát hiện mục tiêu một tàu sân bay lớn nhưng không thể tấn công. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-12
Tháng 5/1944, tàu ngầm Herring cùng thủy thủ đoàn rời đảo Midway hướng tới vùng nước quanh quần đảo Kuril mà lúc này Nhật đang chiếm giữ. Kể từ đó, Herring mất liên lạc vĩnh viễn với bộ chỉ huy, không một tàu chiến nào của Hải quân Mỹ gặp lại nó. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-13
Tuy nhiên, các tài liệu giải mã của Hải quân Đế quốc Nhật Bản cho biết rằng, USS Herring đã đánh chìm thêm hai tàu chiến Nhật Bản là Ishigaki và Hokuyo Maru vào đêm 30-31/5/1944. Ngoài ra, còn có hai tàu buôn của Nhật gồm Hiburi Maru và Iwwaki Maru bị chìm tại đảo Matsuwa vào sáng ngày 1/6/1944 và đương nhiên "tác giả" được cho là chiếc Herring. 

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-14
Tuy nhiên, USS Herring đã không thể chạy thoát khi bị pháo binh Nhật Bản bắn chặn quyết liệt, ít nhất 2 phát pháo đã đánh trúng thượng tầng tàu ngầm. Các tài liệu giải mã cho biết, "bong bóng bao phủ một khu vực rộng khoảng 5m, dầu bao phủ vùng khoảng 15 dặm" tại khu vực chiếc USS Herring hoạt động. Ảnh khẩu pháo cùng cỡ khẩu mà Nhật Bản dùng để đánh chìm Herring.  

Kham pha tau ngam My vua bi phat hien gan Nga-Hinh-15
Phía Nhật Bản cũng ghi nhận, tuần cuối cùng của chuyến tuần tra thứ 8, USS Herring đã đánh chìm 4 tàu Nhật Bản với tổng trọng lượng 13.202 tấn. Hi vọng rằng trong tương lai gần, việc trục vớt USS Herring sẽ được thực hiện, mở ra cơ hội cho phép người thân các thủy thủ biết được điều gì đã xảy ra vào thời khắc cuối cùng của con tàu.  

Hoàng Lê

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận