Lời kêu gọi của các nhóm được trao giải Nobel Hòa bình về thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân

Lời kêu gọi của các nhóm được trao giải Nobel Hòa bình về thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân

Chú thích ảnh
Một loại tên lửa của quân đội Mỹ. Ảnh tư liệu: The Moscow Times/TTXVN

Lời kêu gọi được đưa ra trong một bức thư công bố đúng ngày khai mạc hội nghị của Liên hợp quốc về không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) tại New York, Mỹ.

Trong thư, các tổ chức này nhấn mạnh: "Là những người từng được trao giải Nobel Hòa bình, chúng tôi kêu gọi các ngài gặp nhau để đạt được thỏa thuận về việc giải trừ vũ khí hạt nhân hoàn toàn".

Theo 3 tổ chức này, thế giới đang chứng kiến tình trạng bất ổn nhất trong nhiều thế kỷ về vũ khí hạt nhân và đây là thời điểm để thế giới thấy sự lãnh đạo, tầm nhìn và ý chí chính trị của Nga và Mỹ - hai cường quốc sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất.

Bức thư cũng cho biết một phái đoàn gồm những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) dự kiến sẽ tới Reykjavik (Iceland) vào tháng 6 tới, nơi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev từng đạt được thỏa thuận lịch sử về giải trừ vũ khí hạt nhân năm 1986.

Cũng tại hội nghị NPT, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã kêu gọi "đối thoại và hợp tác" nhằm thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, hướng tới hội nghị đánh giá Hiệp ước NPT vào năm 2026. Ông Iwaya khẳng định yêu cầu một thế giới không có vũ khí hạt nhân đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đồng thời kêu gọi tất cả các thành viên của NPT "trân trọng và thực hiện tinh thần đối thoại và hợp tác" nhằm thúc đẩy tiến trình giải trừ vũ khí.

Ngoại trưởng Iwaya nhấn mạnh NPT là một khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm tránh lặp lại thảm kịch hủy diệt của vũ khí hạt nhân trong quá khứ, do đó, các quốc gia phải bằng mọi giá duy trì và củng cố khuôn khổ này.

Việc Nhật Bản tham dự hội nghị lần này thể hiện cam kết của nước này trong việc thúc đẩy các nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân. Là quốc gia duy nhất từng hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân trong chiến tranh, Nhật Bản tuyên bố tiếp tục theo đuổi mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân, đồng thời khẳng định duy trì chế độ NPT và dựa vào khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ để đảm bảo an ninh.

NPT có hiệu lực từ năm 1970, trong đó 5 quốc gia gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ - những nước đã phát triển vũ khí hạt nhân trước ngày 1/1/1967 - được công nhận là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Các quốc gia còn lại cam kết không phát triển hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời được bảo đảm quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn tại những chia rẽ sâu sắc giữa các nước sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân, hội nghị đánh giá NPT đã không thể thông qua văn kiện cuối cùng trong hai kỳ họp liên tiếp vào các năm 2018 và 2022.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận