Mỹ đang chuẩn bị cho "Chiến tranh giữa các vì sao 2.0"?

Mỹ đang chuẩn bị cho "Chiến tranh giữa các vì sao 2.0"?

Hệ thống Iron Dome sẽ triển khai các phương tiện đánh chặn được trang bị tia laser trong không gian để tiêu diệt vũ khí hạt nhân của đối phương. Dự án Iron Dome của Mỹ, được đặt giống loại vũ khí phòng thủ tên lửa của Israel, sẽ đòi hỏi phải phát triển các loại vũ khí tiên tiến và đầu tư hàng trăm tỷ USD.

Chiến tranh giữa các vì sao 2.0?

Sau khi nhiều tài liệu được giải mật, Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) hay Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong Chiến tranh Lạnh được chứng minh là nước đi lôi kéo Liên Xô vào cuộc chạy đua vũ trang để từ từ kiệt quệ về kinh tế và tan vỡ vào năm 1991 sau đó.

Thực tế, ý tưởng về hệ thống Iron Dome của ông Trump là triển khai "máy bay đánh chặn không gian" là mạng lưới vệ tinh, một số trong đó sẽ được trang bị tia laser. Đồng thời, chương trình cũng bao gồm việc phát triển máy bay đánh chặn mới ở độ cao thấp hơn trong trường hợp tia laser bị hỏng. Theo các chuyên gia, Iron Dome có nhiều nét có thể so sánh với SDI thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ USD. Đồng thời, những vấn đề công nghệ của Chiến tranh giữa các vì sao 2.0 dưới thời ông Trump phải đối mặt là rất lớn.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sáng kiến này có thể thúc đẩy các quốc gia đối thủ của Mỹ thực hiện các biện pháp đối phó có thể vô hiệu hóa năng lực của Iron Dome. Hầu hết các chuyên gia quân sự Mỹ đều đồng ý rằng sẽ rất khó, thậm chí là không thể, để tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả có thể bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Iron Dome không chỉ đơn thuần là một tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa, mà là chương trình phát triển vũ khí phòng thủ tên lửa công nghệ cao mới của Mỹ. Ảnh: Defense News 

"Không có sự đảm bảo chắc chắn nào về sự an toàn", Tom Karako, chuyên gia tên lửa hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết. Việc phát hiện, đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo hạt nhân trong giai đoạn tăng tốc, tức là từ 3 tới 5 phút trước khi tên lửa đạt đến đỉnh quỹ đạo, cần đến các chùm tia laser có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa hàng trăm km. Hành động này là "đánh một viên đạn bằng một viên đạn". Hiện nay, công nghệ như vậy chưa tồn tại.

Fabian Hoffmann, nhà khoa học tên lửa tại trung tâm nghiên cứu Dự án hạt nhân Oslo, cho biết, các vệ tinh được trang bị tia laser sẽ cần lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ hoặc có thể là hệ thống tấm pin mặt trời tiên tiến để cung cấp năng lượng. Ông Hoffmann nói thêm: "Điều này sẽ đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu và đầu tư sâu rộng, không thể đạt được trong thời gian ngắn".

Giáo sư Theodore Postol từ Học viện Công nghệ Massachusetts nói với tờ The New York Times rằng kế hoạch tên lửa của ông Trump là "một tập hợp các hệ thống vũ khí không hoàn hảo và đã được chứng minh là không hiệu quả".

"Đây sẽ là một hố đen khổng lồ lấy tiền của người nộp thuế, mà chẳng tạo ra kết quả gì cả", Giáo sư Theodore Postol nhận định.

Iron Dome có đủ để bảo vệ nước Mỹ?

Đánh giá về tiềm năng của hệ thống Iron Dome mới, Ilya Kramnik, một nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga Primakov lưu ý rằng, Tổng thống Trump khi công bố "Vòm sắt cho nước Mỹ", đã đặt ra một nhiệm vụ khó khăn.

Chuyên gia Ilya Kramnik lưu ý rằng việc tăng số lượng tên lửa đạn đạo dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống đánh chặn sử dụng chùm tia năng lượng cao như yêu cầu của Tổng thống Mỹ.

"Bản thân tên lửa đạn đạo liên lục địa là một loại công nghệ khá đơn giản so với hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế đánh chặn chúng. Việc tăng cường khả năng tấn công - trong trường hợp này là tên lửa và đầu đạn - sẽ khiến đối thủ của Hoa Kỳ tốn kém ít hơn nhiều so với việc xây dựng một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy. Về nguyên tắc, một hệ thống phòng thủ bất khả chiến bại là không tồn tại. Nghĩa là, người Mỹ sẽ phải suy nghĩ về số lượng tên lửa và đầu đạn hạt nhân xuyên qua hệ thống phòng thủ này là chấp nhận được đối với họ. Điều này liệu có hợp lý", chuyên gia Ilya Kramnik cho biết.

Lá chắn tên lửa mới liệu có giúp nước Mỹ an toàn? Ảnh: Topwar 

Tuy nhiên, việc bơm tiền vào tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ sẽ kích thích sự phát triển của công nghệ; có lẽ một số hệ thống vũ khí mới sẽ xuất hiện và được áp dụng. 

"Theo nghĩa đây là lý do để suy nghĩ về ý nghĩa của các cuộc đàm phán tiếp theo về việc cắt giảm vũ khí hạt nhân. Tại sao lại cắt giảm kho vũ khí của chúng ta trong điều kiện khi đối thủ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia?", chuyên gia Ilya Kramnik nhận định.

Tuy nhiên, ông Kramnik đã lưu ý, trước khi giải quyết vấn đề liên kết của hệ thống Iron Dome của Mỹ với New START, người ta phải tự xác định xem có bất cứ điều gì đáng để đàm phán với người Mỹ hay không.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận