Nga nâng cấp “sát thủ diệt hạm” có thể khiến Ukraine đối mặt với "thảm họa"

Nga nâng cấp “sát thủ diệt hạm” có thể khiến Ukraine đối mặt với "thảm họa"

Theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nhận định với Tass, P-800 Oniks của Moscow sẽ sớm nhận được các thiết bị dẫn đường chủ động mới, cho phép quân đội Nga tấn công các mục tiêu trên mặt đất của Ukraine với độ chính xác cao hơn.

Tên lửa này, có thể được phóng từ các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion, tàu mặt nước và tàu ngầm, có tầm hoạt động khoảng 300km và di chuyển với tốc độ lên tới hơn 3.000km/h. Nó thường được quân đội Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

"Ban đầu được thiết kế làm tên lửa chống hạm, Oniks có khả năng tấn công các cơ sở trên mặt đất của đối phương với độ chính xác cao hơn nhờ thiết bị dẫn đường chủ động mới", nguồn tin trên tiết lộ.

Quân đội Nga cũng đang làm việc để biến các tên lửa hành trình chống hạm trở nên "bất khả xâm phạm trước các thiết bị tác chiến điện tử của Ukraine", một nguồn tin khác nhận định với Tass.

Việc nâng cấp có thể tạo ra thách thức cho các lực lượng của Ukraine khi Kiev được cho là đối mặt với tình trạng thiếu thốn đạn dược. Hồi tháng 2/2024, 2 quan chức Mỹ nhận định với ABC News rằng điều này có thể trở thành "thảm họa" vào cuối tháng 3.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết: "Tình hình sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn trong suốt mùa xuân và mùa hè. Vì vậy, khoảng thời gian mà chúng ta đang bước vào một khoảng thời gian quan trọng".

Gói hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine trị giá 60 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề nghị vẫn chưa được Quốc hội thông qua.

Tận dụng tình hình này, Nga đang giành được thành quả tại khu vực Donetsk ở phía Đông. Sau khi kiểm soát được Avdiivka vào tháng 2, các lực lượng của Moscow đã giành thêm một số ngôi làng trong khu vực, trong đó có Nevelske, Orlivka, Krasnoye và Ivanivske.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington cho biết trong một phân tích ngày 14/3 rằng việc Ukraine thiếu đạn dược và các trang thiết bị khác "có thể khiến tiền tuyến hiện tại của nước này trở nên mong manh hơn những gì mà các bước tiến tương đối chậm của Nga tại các khu vực khác cho thấy".

ISW cho biết: "Ưu tiên của Ukraine đối với các khu vực bị những cuộc tấn công của Nga đe dọa mạnh mẽ nhất có thể tạo ra lỗ hổng ở những nơi khác mà các lực lượng của Moscow có thể khai thác để đạt được những tiến bộ bất ngờ và đáng ngạc nhiên nếu nguồn cung cho Kiev tiếp tục suy giảm".

"Việc Nga duy trì thế chủ động trên chiến trường đã làm tăng nguy cơ xảy ra những diễn biến như vậy bằng cách cho phép các chỉ huy quân sự Nga lựa chọn tăng hoặc giảm hoạt động ở bất kỳ đâu dọc chiến tuyến gần như theo ý muốn".

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận