Nhìn lại những máy bay vận tải Antonov danh tiếng

Nhìn lại những máy bay vận tải Antonov danh tiếng

(Kiến Thức) - Trong lịch sử 70 năm của mình, tập đoàn chế tạo máy bay Antonov đã sản sinh ra vô số máy bay vận tải huyền thoại, vang danh khắp thế giới. 

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng
Mới đây, chính quyền Ukraine thân phương Tây đã đặt dấu chấm hết cho hãng sản xuất máy bay vận tải quân sự - dân sự Antonov lừng danh trên thế giới. Trong lịch sử suốt 70 năm hoạt động không mệt mỏi, hãng Antonov đã tạo ra hàng chục thiết kế máy bay vận tải, trong đó có tới cả chục loại trở thành huyền thoại, lập kỷ lục mà cho tới hôm nay chưa có hãng nào phá vỡ được. Đáng tiếc thay, sau khi Liên Xô sụp đổ, Antonov đã không thể đứng vững và mất dần vị thế của mình. Dẫu vậy, sự ra đi của Antonov có một phần lỗi không nhỏ từ chính quyền Ukraine.  

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-2
 Một trong những máy bay vận tải Antonov phải được nhắc tới đầu tiên, đó chính là huyền thoại An-2 - mẫu máy bay vận tải hai tầng cánh nhìn rất cổ lỗ sĩ. Nhưng ẩn trong đó lại là máy bay có độ tin cậy cao, bền bỉ, rẻ, tiết kiệm, chi phí hoạt động thấp... Có tới 18.000 chiếc được sản xuất từ năm 1947-2001 ở nhà máy của Antonov, PZL Mielec Ba Lan và cả Tổng công ty Hồng Du Trung Quốc.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-3
 Đến tận ngày hôm nay, số máy báy Antonov An-2 còn hoạt động lên tới gần 2.000 chiếc hoạt động trong lĩnh vực quân sự - dân sự ở chừng 30-40 quốc gia. Trong ảnh là máy bay vận tải An-2 của Không quân Nhân dân Việt Nam. 

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-4
 Sau sự thành công vang dội của An-2, tiếp đó là mẫu máy bay vận tải hạng trung 4 động cơ An-12 ra mắt năm 1959. Khoảng 1.248 chiếc đã được sản xuất từ 1957-1973, đén nay vẫn phục vụ ở 20-30 nước trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-5
 Máy bay vận tải hạng trung An-12 có tải trọng 20 tấn, được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AI-20M cho tốc độ bay tối đa 777km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 5.700km. Sức mạnh của An-12 tương đương với C-130 Hercules của Mỹ.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-6
 Với số lượng sản xuất chỉ 68 chiếc từ 1966-1976, phục vụ hạn chế ở vài quốc gia mà chủ yếu là Liên Xô, An-22 không phải là máy bay vận tải Antonov xếp hàng huyền thoại. Tuy nhiên, nó lại giành kỷ lục là máy bay vận tải dùng động cơ cánh quạt lớn nhất trên thế giới. Đến nay, vẫn chưa có mẫu máy bay nào đánh đổ được kỉ lục này.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-7
An-22 có kích cỡ cực lớn, dài 57,9m, rộng 64,4m, cao 12,53m, trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn, tải trọng tối đa 80 tấn. Để nâng cả con quái vật này lên trời, Antonov phải trang bị cho nó 4 động cơ NK-12MA, mỗi chiếc lắp hai cánh quạt quay ngược chiều nhau cung cấp lực đẩy rất lớn đưa An-12 đi với tốc độ 740km/h, tầm bay đến 5.000km với tải trọng tối đa, 10.950km với nhiên liệu tối đa và 45 tấn hàng. 

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-8
  Năm 1962, Antonov ra mắt mẫu máy bay vận tải hạng nhẹ An-24, ngay lập tức nó trở thành một trong những máy bay hạng nhẹ thành công nhất Antonov những năm 1960-1970. Khoảng 1.267 chiếc An-24 và các biến thể đã được sản xuất phục vụ cho cả dân sự và quân sự ở khoảng 50 nước. Đáng chú ý, An-24 rất được các quốc gia trên thế giới sử dụng cho vai trò chở khách dân sự, bay chặng ngắn. 

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-9
 Trên cơ sở An-24, Antonov phát triển biến thể An-26 với kiểu dáng tương tự nhưng có thêm cải tiến ở cửa khoang hàng. Khoảng 1.400 chiếc được chế tạo trong giai đoạn 1969-1986 phục vụ rộng rãi ở hàng chục quốc gia trên thế giới.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-10
  Trong ảnh là máy bay vận tải An-26 của Không quân Nhân dân Việt Nam. 

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-11
 Năm 1986, hãng máy bay vận tải Antonov khiến cả thế giới sửng sốt khi ra mắt An-124 Ruslan "khổng lồ". Vào thời điểm đó, An-124 Ruslan được xem là máy bay vận tải lớn nhất trên thế giới cả về khối lượng cất cánh tối đa và tải trọng tối đa. Kỷ lục này bị mất vào hai năm sau khi mẫu máy bay An-225 - cũng là sản phẩm của Antonov bay thử thành công. Và phải tới 30 năm sau, thế giới phương Tây mới lấy được vị trí thứ hai của An-124 Ruslan khi ra mắt Boeing 747-8F.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-12
 An-124 có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn, tải trọng tối đa 150 tấn, trang bị 4 động cơ D-18T cho tốc độ bay tối đa 865km/h, tầm bay 5.200km. Hiện còn khoảng 55 chiếc hoạt động trong Không quân Nga, hãng hàng không Volga-Dnepr (Nga) và Antonov Airlines (Ukraine).

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-13
 Tháng 12/1988, Antonov tiếp tục cho thế giới phương Tây sốc ngất một lần nữa với màn bay thử của máy bay vận tải An-225 Mriya có trọng lượng cất cánh tối đa đến 640 tấn. Điều đó đưa An-225 trở thành máy bay lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới, mà cho đến nay không có máy bay nào đạp đổ được.

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-14
Được phát triển vào cuối thời kỳ Liên Xô, nên Antonov thời bấy giờ chỉ kịp chế tạo được một chiếc duy nhất. Trong khi chiếc thứ 2 không thể hoàn thành do thiếu ngân sách. Ảnh: Máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 “cõng” tàu con thoi Buran.  

Nhin lai nhung may bay van tai Antonov danh tieng-Hinh-15
An-225 được thiết kế trên cơ sở máy bay vận tải An-124 với kích thước lớn hơn, sải cánh dài đến 88m, cao 18,1m, dài 84m. Máy bay trang bị 6 động cơ D-18 cho tốc độ bay 850km.h, tầm bay 15.400km.
Hoàng Lê

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận