Siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ | Báo Công Thương

Siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ | Báo Công Thương

Máy bay Boeing E-4B Nightwatch của quân đội Mỹ “Điểm mặt“ những máy bay chiến đấu ‘thảm họa’ nhất lịch sử quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ đã phát triển nhiều cách để sử dụng vũ khí hạt nhân tiêu diệt đối phương trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm một loại pháo kéo được chế tạo vào đầu những năm 1950 có thể bắn ra một quả đạn hạt nhân có sức nổ ngang bằng quả bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima.

Có 20 khẩu M65 được sản xuất vào đầu những năm 1950, với chi phí trung bình là 800 nghìn đô la mỗi khẩu vào thời điểm đó. Một số đơn vị pháo binh mặt đất của quân đội Mỹ đã nhận được M65.

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Hai khẩu pháo được đưa đến khu thử nghiệm Frenchman Flat ở Nevada để thử nghiệm vào tháng 5/1953. Chỉ có một trong số hai khẩu pháo được đưa đi thử nghiệm được khai trong cuộc thử nghiệm hạt nhân Knothole. Khẩu còn lại được sử dụng để dự phòng.

Loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, M65, có thể bắn cả đầu đạn thông thường và hạt nhân. Nó là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm với tầm bắn hơn 32 km và có tên ban đầu là "Able Annie" (Annie mạnh mẽ) trước khi đổi thành "Atomic Annie" (Annie nguyên tử).

Tại cuộc thử nghiệm, một quả đạn pháo hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đã được bắn đi ở cự ly 11,2 km, tạo thành một cột khói hình cây nấm và thổi bay mọi nhà cửa, xe cộ và vật dụng được tìm thấy trong khu thử nghiệm.

W9 là loại đạn được M65 sử dụng, có đường kính 280 mm, dài 1,39 m và nặng 390 kg. Nó có 50 kg uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí.

Mẫu đại bác đường sắt K5 280 mm từng được quân đội phát xít Đức sử dụng để thâm nhập các khu vực binh sĩ Mỹ đổ bộ tại Italy trong Thế chiến II được mô phỏng theo pháo M65. Sau đó, người Đức gọi những khẩu pháo này là "Anzio Annie".

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Kháng pháo M65 cần đến hai xe vận tải để di chuyển, có trọng lượng khoảng 85 tấn. Pháo M65 được tạo ra để đáp ứng nhu cầu trang bị cho quân đội vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược.

M65 đến châu Âu vào tháng 10 năm 1953. Là một phần vũ khí hạng nặng của tiểu đoàn pháo binh dã chiến 868 Mỹ, nó có mặt ở Đức. Hàn Quốc sau đó cũng được trang bị pháo hạt nhân M65. Vào thời điểm đó, M65 được coi là công cụ uy lực thực sự để áp đảo trong chiến tranh.

Tuy nhiên, pháo M65 có nhược điểm là quá lớn và cồng kềnh nên khó che giấu, khó vận chuyển bằng máy bay, phải tháo rời các bộ phận và dùng tàu để chở bằng đường biển đến nơi tập kết, sau đó đưa lên tàu và lắp ráp lại tại căn cứ.

Sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn được sử dụng trên pháo thông thường 155 mm và 203 mm được phát triển vào năm 1963, pháo hạt nhân M65 đã bị loại khỏi biên chế.

Kết quả là M65 trở thành khẩu pháo hạt nhân đầu tiên và cuối cùng được chế tạo bởi quân đội Mỹ. Số phận của các hệ thống M65 biên chế của quân đội Mỹ cũng khác nhau. Một số được phá và chế tạo lại. Trong khi bảy khẩu M65 được bảo quản trong bảo tàng.

Bình Nguyên
Máy bay Boeing E-4B Nightwatch của quân đội Mỹ “Điểm mặt“ những máy bay chiến đấu ‘thảm họa’ nhất lịch sử quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ đã phát triển nhiều cách để sử dụng vũ khí hạt nhân tiêu diệt đối phương trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm một loại pháo kéo được chế tạo vào đầu những năm 1950 có thể bắn ra một quả đạn hạt nhân có sức nổ ngang bằng quả bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima.

Có 20 khẩu M65 được sản xuất vào đầu những năm 1950, với chi phí trung bình là 800 nghìn đô la mỗi khẩu vào thời điểm đó. Một số đơn vị pháo binh mặt đất của quân đội Mỹ đã nhận được M65.

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Hai khẩu pháo được đưa đến khu thử nghiệm Frenchman Flat ở Nevada để thử nghiệm vào tháng 5/1953. Chỉ có một trong số hai khẩu pháo được đưa đi thử nghiệm được khai trong cuộc thử nghiệm hạt nhân Knothole. Khẩu còn lại được sử dụng để dự phòng.

Loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, M65, có thể bắn cả đầu đạn thông thường và hạt nhân. Nó là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm với tầm bắn hơn 32 km và có tên ban đầu là "Able Annie" (Annie mạnh mẽ) trước khi đổi thành "Atomic Annie" (Annie nguyên tử).

Tại cuộc thử nghiệm, một quả đạn pháo hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đã được bắn đi ở cự ly 11,2 km, tạo thành một cột khói hình cây nấm và thổi bay mọi nhà cửa, xe cộ và vật dụng được tìm thấy trong khu thử nghiệm.

W9 là loại đạn được M65 sử dụng, có đường kính 280 mm, dài 1,39 m và nặng 390 kg. Nó có 50 kg uranium được làm giàu ở cấp độ vũ khí.

Mẫu đại bác đường sắt K5 280 mm từng được quân đội phát xít Đức sử dụng để thâm nhập các khu vực binh sĩ Mỹ đổ bộ tại Italy trong Thế chiến II được mô phỏng theo pháo M65. Sau đó, người Đức gọi những khẩu pháo này là "Anzio Annie".

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Kháng pháo M65 cần đến hai xe vận tải để di chuyển, có trọng lượng khoảng 85 tấn. Pháo M65 được tạo ra để đáp ứng nhu cầu trang bị cho quân đội vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược.

M65 đến châu Âu vào tháng 10 năm 1953. Là một phần vũ khí hạng nặng của tiểu đoàn pháo binh dã chiến 868 Mỹ, nó có mặt ở Đức. Hàn Quốc sau đó cũng được trang bị pháo hạt nhân M65. Vào thời điểm đó, M65 được coi là công cụ uy lực thực sự để áp đảo trong chiến tranh.

Tuy nhiên, pháo M65 có nhược điểm là quá lớn và cồng kềnh nên khó che giấu, khó vận chuyển bằng máy bay, phải tháo rời các bộ phận và dùng tàu để chở bằng đường biển đến nơi tập kết, sau đó đưa lên tàu và lắp ráp lại tại căn cứ.

Sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn được sử dụng trên pháo thông thường 155 mm và 203 mm được phát triển vào năm 1963, pháo hạt nhân M65 đã bị loại khỏi biên chế.

Kết quả là M65 trở thành khẩu pháo hạt nhân đầu tiên và cuối cùng được chế tạo bởi quân đội Mỹ. Số phận của các hệ thống M65 biên chế của quân đội Mỹ cũng khác nhau. Một số được phá và chế tạo lại. Trong khi bảy khẩu M65 được bảo quản trong bảo tàng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận