Sự thật “cực sốc” nguồn gốc tên lửa đạn đạo DF-41 TQ

Sự thật “cực sốc” nguồn gốc tên lửa đạn đạo DF-41 TQ

Không ngờ Ukraine đã bán thiết kế siêu tên lửa R-36M2 và RT-23 giúp Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo DF-41 bắn xa 15.000km.

Su that
 Theo hãng thông tấn Sputnik, trong thời gần đây các trang mạng quân sự Trung Quốc xuất hiện các bài phân tích cho rằng với công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện tại của Trung Quốc thì nước này không cần quá lo sợ về các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ ngay cả khi nó được triển khai ở Hàn Quốc. Tuy nhiên họ cũng cần nhớ lại rằng những gì họ có được ngày hôm này là nhờ vào Ukraine.

Su that
 Sở dĩ nói như vậy là vì theo chuyên gia phân tích quân sự Vasily Kashin, mẫu tên lửa đạn đạo DF-41 của Trung Quốc được phát triển dựa trên thiết kế R-36M2 "Voevoda" do Liên Xô phát triển trước đây. Và điều gây sốc là, công nghệ tên lửa này được chính Ukraine bán cho Trung Quốc.

Su that
 Lập luận của Vasily Kashin không phải không có căn cứ, vì khi Liên Xô sụp đổ Trung Quốc đã nhanh chóng chớp cơ hội mua lại khá nhiều công nghệ quốc phòng từ Ukraine. Trong đó có cả công nghệ chế tạo tên lửa từ các nhà máy quốc phòng Yuzhmash và phòng thiết kế Yuzhnoe vốn thuộc quyền quản lý của Ukraine.

Su that
 Tuy nhiên nếu xét về những điểm giống nhau giữa R-36M2 và DF-41 thì chúng lại không hề có điểm chung. Khi R-36M2 là mẫu tên lửa đạn đạo tầm xa gần như lớn nhất thế giới (nặng 211 tấn) sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng và chỉ có thể triển khai từ các hầm phóng dưới mặt đất, trong khi đó DF-41 lại sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn và được phóng đi từ bệ phóng di động. Trong ảnh là tên lửa R-36M2 do Liên Xô phát triển.

Su that
Nhưng DF-41 lại giống một mẫu tên lửa đạn đạo khác từng được Liên Xô phát triển và được nhà máy Yuzhmash của Ukraine sản xuất đó là RT-23 "Molodets" - tổ hợp tên lửa đạn đạo được đặt trên xe lửa. Cả DF-41 và RT-23 đều sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn và sử dụng 3 tầng đẩy có thể mang theo tới 10 đầu đạn. 

Su that
 Do đó không phải tự nhiên mà Trung Quốc tuyên bố sẽ phát triển tới hai biến thể của DF-41: một là biến thế được đặt trên khung gầm đặc chủng hạng nặng, hai là biến thể được triển khai trên xe lửa tương tự như RT-23. Dù vậy công nghệ của RT-23 đã quá lạc hậu tuy nhiêu Trung Quốc cũng có thể sử dụng một phần công nghệ trên R-36M2 để hiện đại hóa RT-23 và tạo nên DF-41.

Su that
 RT-23 có trọng lượng khoảng 105 tấn và nó có thể nằm ở bất kỳ đâu trong hệ thống đường sắt dài nhất thế giới của Liên Xô khi đó, tuy nhiên có một vấn để nhỏ là RT-23 gây hư hại nghiêm trọng hệ thống đường ray sau khi phóng. Tầm bắn của RT-23 là 11.000km trong khi đó DF-41 là từ 12.000-15.000km, điều này cũng không có gì lạ khi công nghệ nhiêu liệu rắn của Trung Quốc hiện tại đã vượt mặt công nghệ của Liên Xô 30 năm về trước.

Su that
 Hiện tại dù nhà máy Yuzhmash hay cục thiết kế Yuzhnoe của Ukraine đã không còn hoạt động nhưng các tài liệu về công nghệ tên lửa của Liên Xô vẫn còn đó, và các quốc gia đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo như Trung Quốc không thể không biết đến các tài liệu này và luôn khát khao chiếm hữu chúng.

Su that
 Cho tới thời điểm hiện tại Trung Quốc đã hoàn tất chương trình phát triển DF-41 và đang không ngừng hoàn thiện mẫu ICBM này, bên cạnh đó hình ảnh về DF-41 cũng ngày càng phổ biến trên các trang mạng quân sự.

Su that
Dự kiến, Quân đội Trung Quốc sẽ đưa tên lửa liên lục địa DF-41 vào trang bị chính thức trong giai đoạn từ 2018-2020 nhưng chỉ với số lượng hạn chế. Một tổ hợp phóng di động của DF-41 có chiều dài khoảng 21m nặng 80 tấn, nó được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống dẫn đường theo các vì sao và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Một tên lửa DF-41 có thể mang theo từ 10-12 đầu đạn hạt nhân với độ sai lệch chỉ từ 100-500m. 

Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận