Sự thật "sốc" các loại vũ khí tối tân của Trung Quốc

Sự thật "sốc" các loại vũ khí tối tân của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tuy đều được báo chí Trung Quốc tung hô hàng đầu thế giới nhưng những loại vũ khí tối tân sau đây của Quân đội Trung Quốc đều ẩn chứa nhiều nhược điểm.

Su that
Xe tăng Type 99 luôn được Trung Quốc coi là vũ khí tối tân mạnh hàng đầu thế giới. Nhưng thực tế Type 99 là thiết kế cải tiến trên cơ sở tăng T-72 do Liên Xô chế tạo với hỏa lực, giáp bảo vệ tương tự T-72. Loại tăng này ngoài giáp composite và giáp phản ứng nổ (sao chép mẫu Kontak-5 của Nga) thì còn hệ thống phòng thủ bằng laser. Nó được quảng cáo là có thể tạo ra tia laser gây mù mắt binh sĩ đối phương. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng nếu không cẩn thận hệ thống phòng thủ này sẽ “thịt” chính quân mình. 

Su that
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Thẩm Dương J-31 nhìn bề ngoài nhiều người lầm tưởng là chiến đấu cơ F-35 nổi tiếng của Mỹ. Trung Quốc tự hào rằng J-31 là máy bay tàng hình thế hệ 5 có thể sánh ngang với F35.  Tuy nhiên, khi đem ra trình diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014, mặc dù chưa mang vũ khí nhưng J-31 tỏ ra rất nặng nề và có “phun nhọ” đầy ấn tượng khiến người ta nghĩ ngay đến động cơ cũ kỹ của nó. 

Su that
Đông Phong-31B là loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới do Trung Quốc tự chế tạo được tuyên bố là có tầm bắn lên tới 12.000km. Thế nhưng theo các chuyên gia, đây là sản phẩm sao chép công nghệ Nga hoàn toàn. Rất khó để chứng minh được độ chính xác của loại tên lửa này khi mà Trung Quốc giấu rất kỹ các lần phóng thử, khó ai biết được có bao nhiêu lần thành công.   

Su that
Phương tiện bay siêu thanh WU-14, vận tốc gấp 10 lần âm thanh và có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn của Mỹ. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm thứ 2 tại Trung tâm vệ tinh Cửu Tuyền, WU-14 đã bị nổ ngay sau khi rời bệ phóng. 

Su that
Khu trục hạm tên lửa Côn Minh Type 52D. Hệ thống vũ khí và chỉ huy tác chiến của nó được sánh với khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân Mỹ mặc dù chưa kiểm chứng. Tuy vậy, hệ thống động lực DA80 trên tàu lớp 52D nặng tới 16 tấn rất cồng kềnh, không được thiết kế modul hóa và rất khó duy tu. 

Su that
Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc mang tên Liêu Ninh (CV-16) vốn là một chiếc tàu tuần dương chở máy bay cũ mang tên Varyag của Liên Xô. Trung Quốc mua lại với giá 20 triệu USD và đại tu sửa chửa lớn. Tuy nhiên, nước này vẫn không thể thay được hệ thống động cơ hơi nước vốn tiềm ẩn nhiều vấn đề. Loại động cơ này hiện đang dùng trên tàu sân bay Kuznetsov của Nga, chúng bị chê là mỗi khi ra biển luôn phải có tàu kéo đi kèm theo vì sợ…chết máy dọc đường.  

Su that
 Hiện Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ hai được gọi là Type 001A tại cảng nhà máy Đại Liên. Nó được cho vẫn là một bản sao của tàu sân bay Liêu Ninh với boong phóng kiểu nhảy cầu khiến cho máy bay tiêm kích hạm không thể mang tải trọng tối đa để cất cánh. Với một chiếc J-15 (sao chép Su-33 của Liên Xô), khi dùng boong phóng nhảy cầu chỉ mang tối đa 2 tấn vũ khí.  

Su that
Hải quân Trung Quốc cũng sở hữu đội tàu ngầm thuộc hàng đông đảo nhất thế giới với cả các tàu ngầm hạt nhân mang được tên lửa đạn đạo liên lục địa, ví dụ như Type 092 (trang bị tên lửa JL-1) và Type 094 (trang bị tên lửa JL-2). Trong ảnh là chiếc Type 094 được cho là thiết kế sao chép mẫu tàu ngầm Delta của Liên Xô.  

Su that
Có một điều khiến người ta không khỏi sốc là các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc thường rất ít khi ra biển hoạt động. Điều này dấy lên thông tin cho rằng các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc không đảm bảo đủ độ an toàn để có thể hoạt động trên biển.  

Su that
J-10 là một trong những loại tiêm kích tối tân nhất do Trung Quốc tự phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, J-10 vốn chỉ là bản sao chép sửa đổi từ tiêm kích Lavi do Israel sản xuất dựa theo mẫu F-16 của Mỹ. Thiết kế của máy bay J-10 cũng tồn tại nhiều điều không ổn.  

Su that
Thế hệ J-10 sản xuất hàng loạt hiện tại dùng cửa hút không khí cho động cơ hình chữ nhật nằm dưới buồng lái, cửa hút không khí có một khoảng hở so với thân máy bay. Các kỹ sư Trung Quốc đã gia cố nó bằng cách sử dụng 6 thanh kim loại nhỏ gắn vào thân máy bay. Tuy nhiên, mức độ gắn kết cũng như là "gắn tăm vào đất sét", nhất là khi máy bay bay với tốc độ cao. Thiết kế này tạo ra một khoảng trống lớn giữa cửa hút khí và phần thân trước khiến máy bay dễ mất ổn định khi bay tốc độ cao. 

Kim Bồng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận