Hơn một tháng sau cuộc phản công của Ukraine, những chiếc xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley do Mỹ viện trợ đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề từ hoả lực của các lực lượng Nga. Các video quay ở đầu cuộc phản công cho thấy, nhiều chiếc xe bọc thép Bradley bị dính mìn, bị bắn cháy và thậm chí còn bị bỏ rơi khi quân Ukraine rút chạy sau khi tiến công vào các tuyến phòng thủ của Nga.
Để tăng cường khả năng sống sót cho những chiếc xe Bradley trong chiến đấu, phía Ukraine đã sử dụng một phần của “Bộ công cụ sinh tồn đô thị” Bradley (BUSK) để nâng cấp lớp áo giáp cho phương tiện chiến đấu này.
Các nâng cấp đáng chú ý bao gồm việc trang bị các viên gạch giáp phản ứng nổ (ERA) hình hộp hoặc gạch giáp phản ứng nổ Bradley (BRAT) được thiết kế để vô hiệu hóa tác động của vũ khí chống tăng.
Khái niệm BUSK được phát triển trong các hoạt động chống nổi dậy của Mỹ ở Iraq trong những năm 2000. Sau đó, Mỹ đã phát triển lên phiên bản nâng cấp BUSK III để trang bị cho các phương tiện chiến đấu đồn trú ở Hàn Quốc.
Cơ chế hoạt động của BUSK tương tự như giáp phản ứng nổ ERA của Nga, nó được thiết kế để chống lại các loại đạn chống tăng có sức công phá cao (HEAT) và đạn xuyên giáp.
Một bộ BUSK đầy đủ sẽ bao gồm tấm chắn bổ sung cho các bộ phận của phương tiện chiến đấu, bao gồm tháp pháo của người chỉ huy, lớp giáp bên dưới thân xe để bảo vệ chống lại các thiết bị nổ, tấm chắn bổ sung cho khoang chứa nhiên liệu, ghế lái và tháp pháo. Tuy nhiên mức độ trang bị BUSK cho những chiếc Bradley của Ukraine là không được toàn diện.
Lực lượng Ukraine phải đối mặt với các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển và mìn, vì vậy BUSK được xem là lựa chọn hoàn hảo để chống lại các mối đe dọa này.
Bất chấp nhiều tổn thất và thiệt hại, những chiếc Bradley vẫn được binh lính Ukraine ưa chuộng sử dụng trên chiến trường, một số phương tiện bị hư hỏng đã được sửa chữa và tiếp tục quay trở lại chiến đấu. Mỹ cũng đã cam kết cung cấp thêm 190 xe chiến đấu bộ binh Bradley cho Ukraine.
Cuộc phản công của Ukraine đã cho thấy những mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, bao gồm cả loại được bắn từ mặt đất và trên không, cũng như các bãi mìn trước phòng tuyến của Nga.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vtc.vn
Tham gia bình luận