Vì sao phòng không Nga có thể bắn rơi 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày?

Vì sao phòng không Nga có thể bắn rơi 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu ngày 25/10 tuyên bố rằng, phòng không nước này đã bắn hạ ít nhất 24 máy bay phản lực các loại của Ukraine trong 5 ngày qua. Tuy nhiên ông Shoigu lại không đề cập đến các hệ thống phòng không nào đã được sử dụng.

Còn theo chuyên gia quân sự Yury Knutov, hệ thống phòng không tầm xa S-400 có thể đã được Nga sử dụng để đánh chặn máy bay đối phương từ xa dựa trên chiến thuật của không quân Ukraine trong thời gian gần đây.

Với các hệ thống phòng không tầm xa như S-400 và S-300, Nga hoàn toàn có thể đánh chặn được các cuộc tập kích của máy bay Ukraine từ xa. (Ảnh: Reuters)

Với các hệ thống phòng không tầm xa như S-400 và S-300, Nga hoàn toàn có thể đánh chặn được các cuộc tập kích của máy bay Ukraine từ xa. (Ảnh: Reuters)

Cũng theo ông Yury Knutov, phòng không Nga cũng có thể kết hợp các hệ thống phòng không tầm bắn thấp hơn như S-300 nhưng kết hợp nó với máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Beriev A-50 để tiêu diệt máy bay Ukraine.

"Nhờ khả năng bay ở độ cao lớn, A-50 có thể phát hiện máy bay địch cất cánh từ các sân bay quân sự bí mật của Ukraine hoặc thậm chí từ các đoạn đường cao tốc”, ông Knutov nói.

Theo ông Knutov, đối với tên lửa S-300, trong giai đoạn đầu đạn tên lửa bay theo hệ thống dẫn đường quán tính và khi đến gần mục tiêu nó mới nhận được sự điều khiển của hệ thống radar trên A-50.

“Tên lửa với sự hỗ trợ của A-50 sẽ bắt đầu tìm kiếm, xác định và cuối cùng tiêu diệt mục tiêu. Với sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm tầm bắn của tên lửa S-300 có thể được mở rộng đáng kể", ông Knutov nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc lực lượng phòng không Nga bắn hạ 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày cho thấy “việc sử dụng hiệu quả các hệ thống tên lửa phòng không và sự thay đổi trong chiến thuật của lực lượng phòng không Nga”.

“Việc sử dụng máy bay A-50 cho phép phòng không Nga giải quyết vấn đề phát hiện máy bay địch và đánh chặn chúng từ xa”, ông Knutov nói thêm. Đồng thời cho rằng điều này sẽ buộc các nước NATO phải cân nhắc xem liệu Ukraine có thực sự cần đến F-16 hay không bởi chúng hoàn toàn có thể bị bắn hạ.

Beriev A-50 là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AWACS) được biên chế trong lực lượng không quân Liên Xô từ năm 1984. Hiện phiên bản đang được Nga sử dụng là A-50U - phiên bản hiện đại hóa của A-50.

Những chiếc A-50U có thể dễ dàng nhận biết bởi "hệ thống radar hình nấm" được đặt ngay trên lưng máy bay có khả năng phát hiện các hoạt động diễn ra trên không cũng như dưới mặt đất.

Máy bay cảnh báo sớm Beriev A-50 của Nga. (Ảnh: Reuters)

Máy bay cảnh báo sớm Beriev A-50 của Nga. (Ảnh: Reuters)

Bên cạnh khả năng phát hiện, xác định và theo dõi các mục tiêu trên không, trên bộ, trên biển để truyền dữ liệu về sở chỉ huy mặt đất thì A-50U còn có thể đóng vai trò tự chỉ huy. Cùng với đó, loại máy bay này có thể chỉ huy phối hợp nhiều máy bay chiến đấu để tạo nên các cuộc tấn công hoặc phản công bất ngờ.

Nhờ sở hữu hệ thống radar theo dõi Shmel-M, A-50U có khả năng theo dõi mục tiêu mặt đất ở khoảng cách lên đến 300km, theo dõi mục tiêu trên không cách xa lên đến 650km và phát hiện các vụ phóng tên lửa ở khoảng cách lên tới 1.000km.

Với việc có thể theo dõi đồng thời khoảng 300 mục tiêu mặt đất hoặc 40 mục tiêu trên không, A-50U có vai trò quan trọng trong lực lượng chỉ huy không quân chiến lược Nga.

Trước đó Moskva nhiều lần cảnh báo việc phương Tây viện trợ triển khai F-16 cho Ukraine sẽ khiến xung đột càng leo thang và tạo ra các rủi ro cho chính họ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, Washington và các đồng minh NATO đang tạo ra nguy cơ đối đầu trực tiếp với Nga, có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Ông nói thêm rằng Moskva sẽ coi việc chuyển giao tiêm kích F-16 có khả năng triển khai hạt nhân cho Kiev khiến phương Tây bị đe dọa nhiều hơn là Nga.

Trà Khánh(Nguồn: Sputnik)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận