Với tư cách là một tập thể, ASEAN tiếp tục can dự tích cực vào Myanmar.

Với tư cách là một tập thể, ASEAN tiếp tục can dự tích cực vào Myanmar.

Theo Tổng thư ký ASEAN, Myanmar là thành viên của mái nhà chung ASEAN. Những diễn biến phức tạp đang diễn ra ở quốc gia này đã và đang ảnh hưởng đến cả ASEAN và từng quốc gia thành viên. Kể từ khi xảy ra chính biến vào tháng 2/2021, ASEAN đã nỗ lực thông qua nhiều kênh và cách tiếp cận khác nhau để phối hợp với Chính quyền quân sự Myanmar giải quyết cuộc khủng hoảng. Trong đó, ASEAN đã thông qua Đồng thuận 5 điểm tại Hội nghị cấp cao đặc biệt vào tháng 4/2021. Đồng thuận 5 điểm vẫn không thay đổi kể từ đó.

"Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Đồng thuận 5 điểm để hỗ trợ Myanmar giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, không phải can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước này. Theo ông Kao Kim Hourn, sự hỗ trợ này vẫn là định hướng chính sách để ASEAN đồng hành với Myanmar và hỗ trợ nước này.

Người đứng đầu Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh rằng không thể có được một giải pháp hiệu quả nhanh chóng vì vấn đề Myanmar là một vấn đề hết sức phức tạp và kéo dài. Để từng bước tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay, ASEAN sẽ tiếp tục can dự toàn diện với phía Myanmar trên nhiều mặt trận khác nhau, đặc biệt là chính trị-ngoại giao.

Theo Tổng Thư ký ASEAN, "Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được tổ chưc tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN vào tháng 2 vừa qua đã nhất trí một số vấn đề sau: Thứ nhất, ASEAN là một phần của giải pháp, không phải là một phần của vấn đề. Thứ hai, ASEAN vẫn lạc quan về việc tìm ra giải pháp cho vấn đề Myanmar và thứ ba, ASEAN sẽ tiếp tục can dự đầy đủ với phía Myanmar."

Cơ quan chức năng của ASEAN đang phối hợp các quốc gia thành viên tạo ra một kế hoạch triển khai cụ thể trên cơ sở định hướng này và sẽ sớm trình Lãnh đạo ASEAN xem xét, thông qua nhằm nỗ lực thực hiện hiệu quả Đồng thuận 5 điểm trong thời gian tới./.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận