Xung đột ở Ukraine giúp Ba Lan xuất khẩu vũ khí kỷ lục

Xung đột ở Ukraine giúp Ba Lan xuất khẩu vũ khí kỷ lục

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Reuters

Trước khi xung đột ở Ukraine, dù các lãnh đạo Tập đoàn vũ khí Ba Lan (PGZ) đều tuyên bố về kế hoạch tăng xuất khẩu, nhưng trong nhiều năm không mang lại kết quả. Vào năm 2021, PGZ chỉ xuất khẩu các sản phẩm quân sự trị giá hơn 161 triệu euro, tương đương với khối lượng của giai đoạn 2018-2020, nhưng ít hơn so với năm 2017.

Vì vậy, có rất ít thay đổi trong những năm qua. Nhưng vào năm 2022, khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ngay lập tức mọi thứ thay đổi. Năm ngoái, xuất khẩu của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan tăng gấp đôi và đạt gần 323 triệu euro. Con số này sẽ tăng lên vào năm 2023.

Các nhà chế tạo vũ khí Ba Lan kiếm được rất nhiều tiền trong hai năm qua và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian nữa. Đóng góp đáng kể cho vấn đề này là hợp đồng cung cấp cho Ukraine 54 khẩu pháo tự hành AHS Krab cỡ nòng 155 mm. Ukraine cũng mua 10.000 khẩu súng trường tấn công GROT với giá 2.300 euro/khẩu.

Trong thời gian tới, quân đội Ukraine có thể sẽ đặt hàng thêm một số hệ thống pháo tự hành và súng trường tấn công trên. Tuy nhiên, gần đây vẫn chưa có hợp đồng mới nào, có thể là do quan hệ giữa Ukraine và Ba Lan xấu đi thời gian qua.

Trong suốt một năm rưỡi, hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) di động Piorun cũng đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu thành công của PGZ. Vào năm 2022, loại vũ khí này đã được Litva, Estonia và Na Uy đặt hàng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với Slovakia, nước sẵn sàng mua 1.000 MANPADS.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận