5 tính năng, chiến lược giúp flagship Android có được thành công

5 tính năng, chiến lược giúp flagship Android có được thành công

Đây là những tính năng, chiến lược đã thành công trên smartphone

Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng bàn về những thành tựu, thử nghiệm hay chiến lược kinh doanh thành công mà Samsung, LG cùng những hãng khác đã tạo được trong suốt chặng đường dài 10 năm, tính từ lúc iPhone - chiếc smartphone đầu tiên theo định nghĩa mới, ra đời.

1 & 2. Màn hình cạnh và bút S-Pen của Samsung

Được thương mại hoá chính thức vào năm 2014, màn hình cạnh trên Galaxy Note Edge đã gây ra không ít tranh cãi. Lúc bấy giờ ai cũng lo rằng, khi dùng một thiết bị có màn hình như vậy sẽ ảnh hưởng đến không ít đến trải nghiệm (cấn tay, loạn cảm ứng) hoặc nhỡ làm rơi sẽ bị vỡ nát.

Màn hình cạnh trên Galaxy Note Edge

Nhưng rồi theo thời gian, phần màn hình này và những tính năng đi kèm đã được Samsung cải tiến, tinh chỉnh. Để rồi sau đó, hãng sản xuất Hàn Quốc đã tự tin loại bỏ luôn thương hiệu "Edge" nhằm chào đón thế hệ "Infinity Display" mới trên bộ đôi Galaxy S8 và gần nhất là Galaxy Note 8.

Tất nhiên, với danh tiếng và sự thành công vang dội của Samsung thì những ông lớn khác như Huawei, Xiaomi,... cũng đã chạy đua theo và tung ra smartphone có màn hình cong tương tự.

Và ngoài màn hình cong tràn cạnh, cho đến nay, vẫn cho có một chiếc smartphone nào có thể thay thế được Galaxy Note mà cụ thể hơn là tạo ra được một chiếc bút thay thế được chiếc S-Pen "thần thánh".

Ngay cả Apple Pencil cũng đã ra mắt và chịu sự lép vế so với S-Pen bởi vì nó cồng kềnh hơn, cần phải dùng pin và không miễn phí như cây bút của Samsung.

S Pen là linh hồn của dòng Note

Hơn nữa, bạn cũng không thể nhét Pencil vào iPad như cách mà Galaxy Note và S Pen kết hợp với nhau. Tựu trung, cho dù có bao nhiêu đối thủ, với tính năng ra sao thì S-Pen vẫn là một trang bị vô cùng hữu ích dành cho dòng Note. Quả thực thiếu cây bút này thì dòng phablet đình đám của Samsung sẽ không còn làm được những điều ảo diệu, thú vị nữa.

3. Motorola cùng tác vụ bằng cử chỉ

Nói đến thao tác bằng cử chỉ trên smartphone (thực hiện tác vụ mà không cần thao tác nhiều) thì có lẽ hãng nào cũng có. Nhưng để đánh giá về độ hữu dụng thì có lẽ dòng sản phẩm Moto đến từ Motorola (Lenovo) chính là người dẫn đầu.

Moto cùng tác vụ bằng cử chỉ

Chắc chắn đến bây giờ, khách hàng đang dùng điện thoại Moto vẫn đang khá hài lòng về những gì chiếc máy mang lại. Chẳng hạn như lắc dọc 2 cái bật đèn pin, xoay ngang 2 cái bật máy ảnh và nhiều nữa những thao tác bằng cử chỉ hữu ích khác. Theo mình thì cái này phải nói chính xác là "quá nhanh, quá nguy hiểm", đúng không Moto-fan ạ?

4. Edge Sense mang lại thao tác "bóp cạnh" cho HTC

Như các bạn đã biết, Edge Sense là một tính năng ra mắt cùng với HTC U11 vào giữa tháng 5 vừa qua. Nó giúp U11 có thể thực hiện các tác vụ chỉ bằng những cái bóp từ 2 phía cạnh máy khá nhanh nhạy.

Nhìn chung, đây là cách thức hoạt động mới, mang lại trải nghiệm vật lý thú vị cho người dùng. Giúp chủ nhân của U11 có thể kích hoạt nhanh bất kỳ ứng dụng nào họ thích chỉ bằng một cái bóp ngắn vào bên cạnh, còn khi bóp dài thì máy sẽ mở thêm 1 ứng dụng khác,...

HTC và thao tác bóp cạnh Edge Sense

Tin vui là sắp tới đây, rất có thể Edge Sense sẽ được nhân rộng sang sản phẩm khác. Và đó không ai khác ngoài Pixel 2 của Google (do HTC được cho là sẽ chịu trách nhiệm sản xuất thiết bị này). Hy vọng, đây sẽ là sự thật để các Android-fan có thêm lựa chọn mới nếu họ chưa muốn dùng điện thoại HTC ngay bây giờ.

5. LG & OnePlus dùng chiến lược "gà nhà đá nhau"

Trong những năm qua, chúng ta phải công nhận là LG chịu khá nhìu áp lực khi phải vừa chạy đua để bằng được iPhone của Apple, vừa cạnh tranh để có thể đứng ngang tầm cùng người đồng hương Samsung.

Thế nhưng, sản phẩm cao cấp nhất của họ, G-series dường như luôn bị quên lãng sau khi ra mắt, thậm chí còn không được bán ra chính hãng ở nước ta (gần nhất là LG G6).

LG & OnePlus dùng chiến lược gà nhà đá nhau

Và cuối cùng, giải pháp của LG chính là sinh thêm một dòng sản phẩm high-top khác: V-series (kể từ năm 2015). Sau 2 năm miệt mài sáng tạo và tranh đấu cùng V10 - V20 thì nay, V30 bỗng dưng được chú ý đến lạ.

Đơn cử là nó được mang ra so sánh với khá nhiều flagship mới ra mắt, bao gồm Galaxy Note 8 và iPhone X. Ngay cả các trang lớn như Android Authority cũng đánh giá cao V30 và xếp nó đứng chung hàng với những siêu phẩm đình đám khác.

Nói về OnePlus, một nhà sản xuất còn mới nhưng cũng khá nổi, chiến lược "gà nhà đá nhau" lại diễn biến theo một hướng khác. Đó là: Thay vì ra mắt flagship cao cấp hơn "gà nhà", OnePlus lại chọn giới thiệu thêm một mẫu máy tầm trung nhưng có trang bị gần như flagship, OnePlus X.

Vào thời điểm ra mắt, sức hút của OnePlus X là hơn hẳn so với OnePlus 2

Rõ ràng vào thời điểm ra mắt, sức hút của OnePlus X là hơn hẳn so với OnePlus 2 vì cấu hình tốt đi kèm một thiết kế đẹp và mức giá phù hợp với số đông.

Và cho dù giờ đây không còn dòng X nào từ OnePlus nữa nhưng chắc chắn khi quay lại, một sản phẩm tương tự vẫn sẽ được người dùng ủng hộ cho mà xem.

Vừa rồi là 4 tính năng và 1 chiến lược mà các hãng đã hoặc/và đang sử dụng thành công. Không biết bạn đánh giá cao nhất cái nào? Và bạn còn đề xuất thêm thành tựu nào khác?

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận