Tôi là fan Sony từ khoảng những năm 2006, hồi mà mới chỉ được cầm những điện thoại "cục gạch" liên doanh Sony Ericsson như K380i, K800i hay S500i của bố mẹ và người thân. Sau đó, tình yêu ấy tiếp nối sang những smartphone Xperia X, S, Z, M, L… mà đến nay nghĩ lại không hiểu sao bản thân có thể nhớ hết tên tuổi, thậm chí có thời điểm chỉ cần gọi tên là đọc vanh vách thông số kĩ thuật đến tính năng.
Tôi là fan Sony từ khoảng những năm 2006, hồi mà mới chỉ được cầm những điện thoại "cục gạch" liên doanh Sony Ericsson như K380i, K800i hay S500i của bố mẹ và người thân. Sau đó, tình yêu ấy tiếp nối sang những smartphone Xperia X, S, Z, M, L… mà đến nay nghĩ lại không hiểu sao bản thân có thể nhớ hết tên tuổi, thậm chí có thời điểm chỉ cần gọi tên là đọc vanh vách thông số kĩ thuật đến tính năng.
Đam mê sau đó dần không còn như xưa, khi chính Sony cũng chững lại trong cuộc đua smartphone. Hãng từng bị đánh giá là có phần chậm chạp trong việc đổi mới, không bắt kịp các đối thủ ở nhiều mặt mà mức giá cũng ngày càng leo thang. Khoảng thời gian hãng tạm ngừng bán điện thoại tại Việt Nam hồi năm 2019, sau khi Xperia XZ2 ra mắt cũng là lần cuối cùng tôi được cầm trên tay các siêu phẩm gắn logo Sony. Lý do hãng đưa ra là bởi ở khi đó, Việt Nam chưa đáp ứng được hạ tầng 5G nên việc kinh doanh điện thoại tạm thời ngừng lại, trong khi ở nhiều quốc gia khác thì vẫn bán bình thường.
Đến nay, khoảng 5 năm sau khi lần cuối chạm vào Xperia XZ2, tôi mới có cơ hội được trải nghiệm lại siêu phẩm mới từ Sony - chiếc Xperia 1 V - phiên bản Xperia 1 thứ 5 mà đang nhận rất nhiều lời khen ngợi, cho rằng Sony đã thực sự lấy lại phong độ, bắt kịp các siêu phẩm tốt nhất hiện nay từ Apple, Samsung, Huawei hay OPPO.
Thiết kế không mới lạ nhưng cầm "sướng"
Thiết kế của Xperia 1 V khiến tôi nhớ lại 1 mẫu máy từ thời Sony Ericsson, chính xác là "điện thoại James Bond" C902 với những đường vân nổi chạy quanh viền. Những chi tiết nhỏ của máy không có gì quá đặc biệt, nhìn thoáng qua trông khá mờ nhạt, kém nổi bật nhưng lại sang chảnh theo kiểu "ẩn mình", không phô trương.
Dù máy dùng viền kim loại và kính cường lực cho viền và mặt sau nhưng lại phủ 1 lớp vật liệu mềm, êm tay nên cảm giác cầm nắm rất thích, không trơn trượt, không mỏng manh dễ vỡ. Đây cũng là lần hiếm hoi tôi cầm 1 chiếc điện thoại nghìn đô mà không hề muốn lắp ốp lưng lên, bởi vì cảm giác chạm tay trực tiếp lên máy quá "sướng".
Các chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ. Các nút cứng bấm "phê", khe SIM không cần dụng cụ cũng tháo được, camera lồi nhẹ được bao bọc bởi kim loại trông vô cùng sang.
Có 1 điểm khiến tôi "lấn cấn" suốt bao năm là khi Sony quyết định dùng tỉ lệ màn hình 21:9 chẳng giống ai trên các mẫu Xperia mới, nghĩ rằng máy dài vậy dùng sẽ khó khăn lắm. Thế nhưng, chỉ khi cầm trên tay rồi mới thấy hóa ra tôi đã sai hoàn toàn.
Về cơ bản, Xperia 1 V dài bằng Galaxy S22/23 Ultra và rộng bằng iPhone 13/14 Pro nên mọi thao tác trên màn hình đều không có gì "bất thường" cả. Chiều ngang đủ lớn để gõ bàn phím thoải mái, còn chiều dài đủ ngắn để với tay lên vuốt mà không sợ làm rơi máy. Nếu đã dùng các máy Galaxy Z Flip, bạn sẽ không thấy tỉ lệ thân máy của Xperia 1 V có gì lạ cả vì 2 máy gần như bằng nhau.
Xperia 1 V có chiều dài bằng Galaxy S22/23 Ultra, còn chiều ngang bằng iPhone 13/14 Pro. Có vẻ Sony đã tính toán rất kĩ về kích thước máy chứ không phải chỉ "chọn bừa" con số.
Quá nhiều tính năng "Pro"
Thật sự mà nói, với ti tỉ thứ tính năng mà Sony đưa vào Xperia 1 V thì các điện thoại có chữ "Pro" trong tên khác nên thấy ái ngại về cái danh này. Dù không phải dòng "PRO" thật sự của Sony nhưng tôi tự tin khẳng định, nếu hãng thêm chữ này vào tên của máy cũng không hề sai chút nào.
Cái "Pro" của Xperia 1 V nằm hết ở các tính năng giải trí mà muốn mổ xẻ, đi vào chi tiết có lẽ phải cần 1 bài viết ngàn chữ riêng. Vì thế, tôi sẽ điểm qua những tính năng mà tôi thấy quan trọng, hợp lý và cần thiết nhất.
Màn hình 4K OLED của máy năm nay sáng hơn, đến gần 1000 nits trong điều kiện thực tế. Con số này không cao bằng các siêu phẩm cùng tầm khác nhưng vẫn ổn, có thể dùng thoải mái dưới trời nắng. Tần số quét 120Hz kèm công nghệ LTPO giúp máy điều chỉnh từ 120Hz xuống 60Hz tùy nội dung trên màn hình, trong khi khả năng hiển thị màu sắc được đánh giá là cực kì chính xác ở chế độ Creator. Nếu muốn màu sắc đậm đà bắt mắt hơn, chỉ cần chuyển sang chế độ Standard.
Máy có quá nhiều tùy chọn chế độ màn hình, nhưng với người đơn giản như tôi thì chỉ cần bật Creator mode lên là hài lòng.
Ngoài ra, máy cũng có sẵn tùy chọn tự động chuyển giữa 2 chế độ này tùy vào nội dung và ứng dụng đang hiển thị. Cá nhân tôi luôn bật chế độ Creator mode để chỉnh sửa hình ảnh dễ hơn, bởi dù sao chất lượng màn hình cũng đã rất tốt, màu sắc quá đẹp, không cần phải đẩy lên rực rỡ làm gì cả.
Tiếp theo là các tính năng về âm thanh. Dù không còn mang thương hiệu Walkman nữa nhưng Sony vẫn trang bị "tận răng" cho Xperia 1 V, đơn cử là jack tai nghe 3.5mm - thứ đã bị quên lãng trong làng di động hiện nay. Những công nghệ phần mềm bao gồm khả năng phát nhạc chuẩn Dolby Atmos, 360 Reality Audio, 360 Upmix, DSEE Ultimate… Hãng cũng cho phép cá nhân hóa chế độ Dolby, tăng giảm hiệu ứng âm thanh vòm, độ vang, cải thiện giọng nói/hát và bộ chỉnh âm Equalizer siêu chi tiết.
Các hãng điện thoại giờ tích hợp rất nhiều công nghệ, tính năng hỗ trợ âm thanh nhưng chắc chắn chưa qua mặt được Sony.
Chơi game cũng là thứ mà Sony đầu tư cực mạnh. Ngoài cấu hình hàng đầu thị trường ra, Sony còn tích hợp ti tỉ các tính năng cải thiện hiệu suất cũng như hạn chế các tình huống bị làm phiền khi đang chơi game. Ví dụ như chặn thông báo, ưu tiên đường truyền mạng/RAM cho game, tăng tần số lấy mẫu cảm ứng lên 240Hz…
Các công cụ hỗ trợ chơi game cũng bạt ngàn, từ tối ưu hiệu năng, độ nhạy cảm ứng, chặn vuốt nhầm cho đến cải thiện chất lượng hình ảnh, âm thanh và micro thu âm khi chơi.
Tuy nhiên, có 1 tính năng hay nhất mà tôi thấy cực kì ưng ý là tự động ngừng sạc pin khi vừa cắm sạc vừa chơi game. Cách này giúp đảm bảo pin không bị chai, không tăng nhiệt quá mức, bảo vệ an toàn cho cả máy và người dùng.
Camera "Pro" hơn cả Pro
Bộ camera của Xperia 1 V "Pro" đến nỗi chắc chắn khiến bất kì ai cũng phải choáng ngợp vì có quá nhiều lựa chọn. Ngay khi mở máy lên đã có 3 ứng dụng "đập" vào mắt là Photo Pro, Video Pro và Cinema Pro. Trong đó, 99% người dùng sẽ chỉ quan tâm dùng Camera Pro, còn 2 ứng dụng còn lại thực sự chỉ dành cho người dùng chuyên nghiệp hẳn - những người muốn coi Xperia 1 V là 1 chiếc máy quay bán chuyên chứ không phải điện thoại.
Trong ứng dụng Photo Pro này lại chia thành các chế độ khác nhau với giao diện mượn trực tiếp từ máy ảnh Sony Alpha và CyberShot. Tuy nhiên, Sony cũng đã tinh ý thêm vào chế độ Basic - cơ bản, mang đến trải nghiệm quen thuộc "như các điện thoại thông thường". Nói nôm na là "giơ lên bấm là đẹp, không phải chỉnh gì" với giao diện tương tự các điện thoại khác.
Chất lượng ảnh năm nay đã tăng đột biến, tăng 1 cách khó hiểu khiến tôi phải thắc mắc vì sao Sony không làm được như vậy sớm hơn. Chiếc Xperia 1 IV và PRO-I năm ngoái cho màu sắc tự nhiên đẹp thật nhưng HDR kém lại hơi "thiếu" về độ chi tiết, cảm giác xử lý chưa được tốt đúng mức.
Đến Xperia 1 V, Sony đã hoàn toàn cải thiện được khía cạnh này. Độ chi tiết cực kì tự nhiên, sắc nét gần như tuyệt đối, thậm chí đã vượt trội so với các đối thủ ở 1 số trường hợp. Dưới đây là vài ví dụ về cách xử lý chi tiết xứng đáng 10/10 của Xperia 1 V, ảnh chụp màn hình từ bài đánh giá của GSMArena, so sánh với Xperia 1 IV và iPhone 14 Pro Max.
Thứ mà cá nhân tôi rất ưng ý về camera của Xperia 1 V là xử lý HDR tự nhiên hơn các máy khác, chụp ảnh thú cưng đẹp hơn vì không biến bộ lông màu trắng thành xám xịt loang lổ và bệt lại như tranh vẽ. Ngoài ra còn có Eye-AF bắt nét chính xác vào mắt, đỡ lo lấy nét lệch khi chụp cận.
Điểm cộng lớn nhất cho Sony là thuật toán xử lý nhiễu hạt đã đạt tầm "thượng thừa". Sony quảng cáo máy dùng cảm biến ảnh mới với mức tín hiệu nhiễu thấp hơn, đẩy lên ISO cao mà ảnh vẫn đẹp. Sử dụng thực tế thì đúng là vậy, nhiễu hạt được xóa vừa phải, trông tự nhiên và cho ra nước ảnh rất giống các mẫu máy ảnh Alpha của hãng. Chiếc máy duy nhất tôi từng dùng mà có khả năng xử lý nhiễu hạt tốt tương tự là Xiaomi 13 Pro, có lẽ là nhờ kết hợp cả cảm biến chất lượng cao từ Sony và thuật toán xử lý của Leica.
Khả năng chụp đêm của Xperia IV từng bị chê rất nhiều ở khoản tương phản động, cụ thể là không giữ được chi tiết của các vùng quá sáng như bảng hiệu, ánh đèn đường… Năm nay Sony đã tiến thêm vài bước, kết quả là ảnh chụp có độ sáng cân bằng hơn, đã gần bằng các đối thủ từ Samsung và Apple vốn xử lý HDR rất hiệu quả.
Ở điều kiện siêu thiếu sáng, khi mà mắt thường còn khó mà nhìn được, Xperia 1 V có thể chụp được rõ nét ảnh với chế độ Night Mode mới - thứ đã thiếu sót trên Xperia 1IV và PRO-I khi ra mắt vì hãng nghĩ rằng "cảm biến tốt rồi nên không cần thêm nữa".
Chế độ Night Mode mới tăng cường hiệu ứng HDR, ghi lại hình ảnh có độ sáng cao, chi tiết rất tốt với màu sắc đẹp, không bệt dính, không ám màu nhiều. So với Galaxy S23+ hay iPhone 14 Pro đôi khi còn vượt trội hơn, đặc biệt là về độ tự nhiên của ảnh. Tuy nhiên, điểm trừ nhỏ là để kích hoạt được Night mode rất khó, phải chụp ở những điều kiện cực kì tối máy mới tự động bật lên chứ không có cách nào để ép máy phải dùng chế độ này hoặc tăng thời gian phơi sáng như trên các máy iPhone.
Ngoài ra, để tránh tình trạng cháy biển bảng, ánh đèn, bạn có thể bật chế độ chạm đo sáng. Khi cần chụp rõ các vùng cháy sáng, chỉ cần chạm lên đúng điểm sáng đó để máy tự cân bằng lại rồi bấm chụp. Hình ảnh trên màn hình trước khi chụp sẽ tối om không thấy gì nữa, nhưng khi chụp xong thì các chi tiết trong vùng tối sẽ tự động được lấy lại bằng thuật toán HDR. Cái hay là độ sáng trung bình của ảnh lại không giảm nhiều lắm so với khi đo sáng tự động mà các ánh đèn lại không còn bị cháy nữa.
1 số ảnh chụp đêm từ Xperia 1 V ở chế độ Basic tự động hoàn toàn, không chỉnh tay mà chỉ chạm đo sáng ở vài trường hợp.
Chất lượng ảnh chụp từ camera siêu rộng tương tự với camera chính về màu sắc và độ chi tiết, chỉ kém đi khi chụp thiếu sáng vì kích thước cảm biến và khẩu độ ống kính đều nhỏ hơn. Nhưng, nhìn chung tôi cũng chưa thấy gì đáng chê cả, ngoại trừ việc không hỗ trợ lấy nét siêu cận như các smartphone nghìn đô khác. Nếu muốn chụp cận cảnh, bạn nên zoom 1.5 - 2x từ cảm biến chính và chọn lấy nét tay vào vật thể, ảnh chụp ra vẫn đủ nét đẹp để đăng lên mạng xã hội mà lại không bị méo.
Chất lượng ảnh từ camera siêu rộng của Xperia 1 V không có gì đáng khen hay chê. Vẫn là nước ảnh tự nhiên, tương phản cao. Sony chỉ cần tăng cường hiệu ứng HDR lên 1 chút nữa thôi là hoàn hảo.
Chuyển sang camera tele 3.5 - 5.2x, Sony đã đang đi đúng hướng, tạo độ linh hoạt cho hệ thống camera. Chất lượng màu sắc và độ chi tiết khá tốt nhưng tương phản thì giảm đáng kể, có vẻ là do có quá nhiều thành phần thấu kính bên trong hệ thống zoom. Ảnh chụp ban ngày thuận sáng thường thì đủ đẹp, đôi khi hơi mờ nhòe nhưng vẫn chấp nhận được. Những ảnh chụp ban đêm mà có nguồn sáng mạnh như đèn đường, đèn pha từ xe cộ… thì sẽ lộ ra điểm yếu là bị flare cực nặng, đôi khi lỗi đến nỗi không thể dùng được ảnh.
Chất lượng video cũng tương tự khi chụp ảnh, nhưng để đạt mức cao nhất thì phải chuyển sang dùng Video Pro hoặc Cinema Pro thay vì chế độ quay có sẵn trong Photo Pro. Bạn sẽ cần chỉnh tay hơi nhiều nhưng bù lại được tận dụng tối đa các công nghệ mà Sony đưa vào, ví dụ như quay video 4K 120fps, các chế độ màu như Cine-tone, HDR, chống rung OIS + EIS hiệu quả… Độ chi tiết của video vừa đủ cao, cách xử lý tự nhiên, không bị bệt hay vỡ nhòe, màu sắc và tương phản không "HDR" được như các điện thoại khác mà theo hướng vừa phải, hơi giống với nước màu của máy ảnh chuyên nghiệp.
Quay thử video 4K với Xperia 1 V.
1 vài ảnh chụp màn hình từ video 4K của Xperia 1 V. Có thể thấy máy vẫn giữ chất màu tự nhiên, hạn chế xử lý HDR và có độ chi tiết tốt như khi chụp ảnh.
Chỉ cần nhìn giao diện máy ảnh thôi là cũng hiểu Sony đang không ưu tiên chế độ chụp chân dung xóa phông. Chế độ này được coi là 1 option phụ, không phải chế độ chụp riêng và phải tự tay bật lại mỗi lần mở camera khá phiền phức. Chất lượng ảnh chỉ ở mức dùng được, màu da hơi ám tím nhẹ, tách phông không đẹp lắm và hiệu ứng bokeh tàm tạm không nổi bật, nếu đặt cạnh ảnh từ các điện thoại khác chắc chắn thấy thua kém.
Chế độ xóa phông của Xpería 1 V rõ ràng chỉ để cho có. Ngoại trừ chất ảnh trông tự nhiên ra thì bokeh không đẹp lắm, không làm mờ nhiều và không cho chỉnh sửa lại sau khi chụp như các điện thoại khác. Khả năng bóc tách phông nền cũng chỉ ở mức chấp nhận được.
1 điểm cộng nhỏ là các chế độ lấy nét thông minh mới mà Sony mượn từ dòng máy ảnh Alpha như lấy nét mắt, theo dõi chủ thể nhờ AI. Chế độ lấy nét mắt rất hiệu quả khi cần chụp ảnh người, thú cưng ở khoảng cách gần, không sợ bị lệch sang mũi, má hay tai, còn khả năng theo dõi tap tracking thì có thể nhận diện được cả khi chủ thể quay mặt đi hoặc có cây cối, vật thể khác tạm thời che mất.
Android "suýt" gốc, mượt nhưng hơi nhàm
Sony ngày xưa rất nổi tiếng vì chăm chỉ tùy biến giao diện Android, mang đến những trải nghiệm độc đáo, khác thường. Những năm gần đây thì ngược lại, hãng đang tối giản hóa giao diện, gần như dùng Android gốc hoàn toàn và chỉ thêm vài tính năng đặc biệt vào, ví dụ như Side Sense.
Về cơ bản, Side Sense là 1 thanh công cụ để mở nhanh vài tính năng, ứng dụng hoặc đa nhiệm đa cửa sổ có thể tùy biến. Phần còn lại của giao diện không khác gì khi dùng các máy Android gốc, rất nhanh mượt, hiệu ứng chuyển cảnh đẹp không có gì để chê. Tuy nhiên, với người đã quen với bạt ngàn các tính năng hỗ trợ của Samsung như tôi thì lại thấy hơi thiếu thốn.
Về khoản hiệu năng, tôi không có gì để phàn nàn cả. Mọi thao tác đều nhanh nhạy, tắt mở app ngay lập tức, độ trễ và lag gần như bằng 0. Tuy nhiên, Xperia 1 V đang gặp "bệnh" tương tự nhiều mẫu Pixel phone dùng Android gốc là thỉnh thoảng tần số quét màn hình tự giảm còn 60Hz không rõ nguyên do. Chỉ khi tắt màn hình, mở khóa lại rồi máy sẽ hoạt động như bình thường. Lỗi này xuất hiện đã khá lâu nhưng Google vẫn chưa đưa ra bản cập nhật sửa.
Khi chơi game đồ họa nặng và/hoặc liên tục kết nối internet, Xperia 1 V có nóng lên đáng kể và nhiệt sẽ lan đều ra cả mặt lưng lẫn 4 phía khung viền kim loại. Cảm giác cầm tay lúc này hơi khó chịu nhưng có vẻ cũng là cách để Sony giữ máy hoạt động lâu hơn, tránh quá nhiệt rồi giảm hiệu năng. Tôi có chơi thử nhiều game như Liên Quân, Tốc Chiến, Asphalt 9 ở mức đồ họa cao nhất và chưa thấy bị giật lag hay bất kì vấn đề nào ảnh hưởng đến trận đấu.
Pin rất tốt nhưng không kèm cả sạc lẫn cáp
Viên pin 5000mAh kết hợp với màn hình 4K 6.5 inch tưởng hao lắm nhưng thực ra lại cực kì tốt. Tôi có thể cầm máy đi chụp ảnh, quay video và chơi game từ sáng đến tối, thời gian sáng màn hình ít nhất vào khoảng 5 - 5.5 giờ. Nếu dùng ít và bật tiết kiệm pin toàn toàn có thể lên đến 7 - 8 giờ on-screen và 1.5 - 2 ngày mới cần sạc 1 lần.
Hơi tiếc, năm nay Sony không tặng kèm cả củ sạc lẫn cáp sạc. Người dùng sẽ phải tự mua sạc nhanh chuẩn QC 3.0 để tận hưởng tốc độ sạc 30W vừa phải, đạt 50% trong khoảng 30 phút và sạc đầy mất khoảng hơn 1h30 phút. Hoặc, với ai đặt mua sớm sẽ được tặng luôn combo củ cáp sạc 30W chính chủ.
Bên cạnh đó, Sony cũng nổi tiếng từ lâu với các công nghệ bảo vệ pin, đi trước cả những thương hiệu Trung Quốc. Điển hình là chế độ tự theo dõi cách sử dụng pin để tối ưu quá trình sạc, hạn chế sạc nhồi vào ban đêm. Sony cũng hứa hẹn tuổi thọ pin có thể lên đến 3 năm trước khi bắt đầu cảm nhận được độ chai, trong khi các hãng khác như Apple thường chỉ hứa hẹn khoảng 2 năm trước khi giảm xuống đến 80% dung lượng gốc.
Loa chất lượng cao, vị trí đặt hợp lý
Lợi thế của việc không làm màn hình tràn viền 4 phía là Sony có thể đặt loa ngoài kép ở mặt trên máy, hướng thẳng âm thanh đến tai người dùng. Cách đặt này giúp âm thanh không bị lệch 2 kênh trái phải khi dùng theo chiều ngang, rất hợp để xem phim và chơi game.
So sánh loa ngoài Xperia 1 V với iPhone 13 Pro.
Sony cũng cải tiến đáng kể buồng âm để tăng âm lượng và độ dày của âm thanh, thể hiện tốt dải trung trầm, không bị chói tai, rè vỡ dù bật âm lượng 100%. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh vẫn tốt nhất khi mở ở mức 50 - 80%. Nếu so với iPhone thì Sony thua nhẹ ở khoản độ chi tiết của dải cao nhưng tốt hơn đáng kể ở dải trung, thể hiện giọng ca sĩ nổi bật, dày ấm hơn. Nếu muốn giảm bớt dải trung, tăng chi tiết và âm trầm cho có lực hơn, bạn có thể chỉnh lại trong menu Equalizer dù hiệu quả không đáng kể lắm, chỉ khác biệt 1 chút so với chất âm gốc.
Chiếc Xperia hoàn hảo nhất từ trước đến nay, nhưng…
… cái giá bạn phải trả để sở hữu sự "hoàn hảo" đó lên đến 35.99 triệu cho phiên bản 256GB. Rõ ràng, những cái "pro" của Xperia 1 V chỉ dành cho các fan thật "cứng" của Sony, những người có tài chính dư giả, không ngại tốn kém cho điện thoại và cũng không thích chạy theo xu hướng thị trường, theo thị hiếu của những người xung quanh.
Trước đây, tôi thường đùa rằng không phải fan Apple mà fan Sony mới thực sự "thừa tiền" vì sẵn sàng chi trả quá nhiều cho những chiếc điện thoại "chưa đến tầm", nhưng giờ thì câu đùa đó có lẽ đã sai rồi. Xperia 1 V thực sự xứng đáng đứng trên bàn cân so kè bất kì siêu phẩm nghìn đô nào khác hiện tại, chỉ là bạn có muốn chọn nó và ví tiền của bạn có cho phép hay không mà thôi.
Mua Xperia 1 V 256GB (35.990.000đ):
Sony Việt Nam
Shopee
Lazada
Đam mê sau đó dần không còn như xưa, khi chính Sony cũng chững lại trong cuộc đua smartphone. Hãng từng bị đánh giá là có phần chậm chạp trong việc đổi mới, không bắt kịp các đối thủ ở nhiều mặt mà mức giá cũng ngày càng leo thang. Khoảng thời gian hãng tạm ngừng bán điện thoại tại Việt Nam hồi năm 2019, sau khi Xperia XZ2 ra mắt cũng là lần cuối cùng tôi được cầm trên tay các siêu phẩm gắn logo Sony. Lý do hãng đưa ra là bởi ở khi đó, Việt Nam chưa đáp ứng được hạ tầng 5G nên việc kinh doanh điện thoại tạm thời ngừng lại, trong khi ở nhiều quốc gia khác thì vẫn bán bình thường.
Đến nay, khoảng 5 năm sau khi lần cuối chạm vào Xperia XZ2, tôi mới có cơ hội được trải nghiệm lại siêu phẩm mới từ Sony - chiếc Xperia 1 V - phiên bản Xperia 1 thứ 5 mà đang nhận rất nhiều lời khen ngợi, cho rằng Sony đã thực sự lấy lại phong độ, bắt kịp các siêu phẩm tốt nhất hiện nay từ Apple, Samsung, Huawei hay OPPO.
Thiết kế không mới lạ nhưng cầm "sướng"
Thiết kế của Xperia 1 V khiến tôi nhớ lại 1 mẫu máy từ thời Sony Ericsson, chính xác là "điện thoại James Bond" C902 với những đường vân nổi chạy quanh viền. Những chi tiết nhỏ của máy không có gì quá đặc biệt, nhìn thoáng qua trông khá mờ nhạt, kém nổi bật nhưng lại sang chảnh theo kiểu "ẩn mình", không phô trương.
Dù máy dùng viền kim loại và kính cường lực cho viền và mặt sau nhưng lại phủ 1 lớp vật liệu mềm, êm tay nên cảm giác cầm nắm rất thích, không trơn trượt, không mỏng manh dễ vỡ. Đây cũng là lần hiếm hoi tôi cầm 1 chiếc điện thoại nghìn đô mà không hề muốn lắp ốp lưng lên, bởi vì cảm giác chạm tay trực tiếp lên máy quá "sướng".
Các chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ. Các nút cứng bấm "phê", khe SIM không cần dụng cụ cũng tháo được, camera lồi nhẹ được bao bọc bởi kim loại trông vô cùng sang.
Có 1 điểm khiến tôi "lấn cấn" suốt bao năm là khi Sony quyết định dùng tỉ lệ màn hình 21:9 chẳng giống ai trên các mẫu Xperia mới, nghĩ rằng máy dài vậy dùng sẽ khó khăn lắm. Thế nhưng, chỉ khi cầm trên tay rồi mới thấy hóa ra tôi đã sai hoàn toàn.
Về cơ bản, Xperia 1 V dài bằng Galaxy S22/23 Ultra và rộng bằng iPhone 13/14 Pro nên mọi thao tác trên màn hình đều không có gì "bất thường" cả. Chiều ngang đủ lớn để gõ bàn phím thoải mái, còn chiều dài đủ ngắn để với tay lên vuốt mà không sợ làm rơi máy. Nếu đã dùng các máy Galaxy Z Flip, bạn sẽ không thấy tỉ lệ thân máy của Xperia 1 V có gì lạ cả vì 2 máy gần như bằng nhau.
Xperia 1 V có chiều dài bằng Galaxy S22/23 Ultra, còn chiều ngang bằng iPhone 13/14 Pro. Có vẻ Sony đã tính toán rất kĩ về kích thước máy chứ không phải chỉ "chọn bừa" con số.
Quá nhiều tính năng "Pro"
Thật sự mà nói, với ti tỉ thứ tính năng mà Sony đưa vào Xperia 1 V thì các điện thoại có chữ "Pro" trong tên khác nên thấy ái ngại về cái danh này. Dù không phải dòng "PRO" thật sự của Sony nhưng tôi tự tin khẳng định, nếu hãng thêm chữ này vào tên của máy cũng không hề sai chút nào.
Cái "Pro" của Xperia 1 V nằm hết ở các tính năng giải trí mà muốn mổ xẻ, đi vào chi tiết có lẽ phải cần 1 bài viết ngàn chữ riêng. Vì thế, tôi sẽ điểm qua những tính năng mà tôi thấy quan trọng, hợp lý và cần thiết nhất.
Màn hình 4K OLED của máy năm nay sáng hơn, đến gần 1000 nits trong điều kiện thực tế. Con số này không cao bằng các siêu phẩm cùng tầm khác nhưng vẫn ổn, có thể dùng thoải mái dưới trời nắng. Tần số quét 120Hz kèm công nghệ LTPO giúp máy điều chỉnh từ 120Hz xuống 60Hz tùy nội dung trên màn hình, trong khi khả năng hiển thị màu sắc được đánh giá là cực kì chính xác ở chế độ Creator. Nếu muốn màu sắc đậm đà bắt mắt hơn, chỉ cần chuyển sang chế độ Standard.
Máy có quá nhiều tùy chọn chế độ màn hình, nhưng với người đơn giản như tôi thì chỉ cần bật Creator mode lên là hài lòng.
Ngoài ra, máy cũng có sẵn tùy chọn tự động chuyển giữa 2 chế độ này tùy vào nội dung và ứng dụng đang hiển thị. Cá nhân tôi luôn bật chế độ Creator mode để chỉnh sửa hình ảnh dễ hơn, bởi dù sao chất lượng màn hình cũng đã rất tốt, màu sắc quá đẹp, không cần phải đẩy lên rực rỡ làm gì cả.
Tiếp theo là các tính năng về âm thanh. Dù không còn mang thương hiệu Walkman nữa nhưng Sony vẫn trang bị "tận răng" cho Xperia 1 V, đơn cử là jack tai nghe 3.5mm - thứ đã bị quên lãng trong làng di động hiện nay. Những công nghệ phần mềm bao gồm khả năng phát nhạc chuẩn Dolby Atmos, 360 Reality Audio, 360 Upmix, DSEE Ultimate… Hãng cũng cho phép cá nhân hóa chế độ Dolby, tăng giảm hiệu ứng âm thanh vòm, độ vang, cải thiện giọng nói/hát và bộ chỉnh âm Equalizer siêu chi tiết.
Các hãng điện thoại giờ tích hợp rất nhiều công nghệ, tính năng hỗ trợ âm thanh nhưng chắc chắn chưa qua mặt được Sony.
Chơi game cũng là thứ mà Sony đầu tư cực mạnh. Ngoài cấu hình hàng đầu thị trường ra, Sony còn tích hợp ti tỉ các tính năng cải thiện hiệu suất cũng như hạn chế các tình huống bị làm phiền khi đang chơi game. Ví dụ như chặn thông báo, ưu tiên đường truyền mạng/RAM cho game, tăng tần số lấy mẫu cảm ứng lên 240Hz…
Các công cụ hỗ trợ chơi game cũng bạt ngàn, từ tối ưu hiệu năng, độ nhạy cảm ứng, chặn vuốt nhầm cho đến cải thiện chất lượng hình ảnh, âm thanh và micro thu âm khi chơi.
Tuy nhiên, có 1 tính năng hay nhất mà tôi thấy cực kì ưng ý là tự động ngừng sạc pin khi vừa cắm sạc vừa chơi game. Cách này giúp đảm bảo pin không bị chai, không tăng nhiệt quá mức, bảo vệ an toàn cho cả máy và người dùng.
Camera "Pro" hơn cả Pro
Bộ camera của Xperia 1 V "Pro" đến nỗi chắc chắn khiến bất kì ai cũng phải choáng ngợp vì có quá nhiều lựa chọn. Ngay khi mở máy lên đã có 3 ứng dụng "đập" vào mắt là Photo Pro, Video Pro và Cinema Pro. Trong đó, 99% người dùng sẽ chỉ quan tâm dùng Camera Pro, còn 2 ứng dụng còn lại thực sự chỉ dành cho người dùng chuyên nghiệp hẳn - những người muốn coi Xperia 1 V là 1 chiếc máy quay bán chuyên chứ không phải điện thoại.
Trong ứng dụng Photo Pro này lại chia thành các chế độ khác nhau với giao diện mượn trực tiếp từ máy ảnh Sony Alpha và CyberShot. Tuy nhiên, Sony cũng đã tinh ý thêm vào chế độ Basic - cơ bản, mang đến trải nghiệm quen thuộc "như các điện thoại thông thường". Nói nôm na là "giơ lên bấm là đẹp, không phải chỉnh gì" với giao diện tương tự các điện thoại khác.
Chất lượng ảnh năm nay đã tăng đột biến, tăng 1 cách khó hiểu khiến tôi phải thắc mắc vì sao Sony không làm được như vậy sớm hơn. Chiếc Xperia 1 IV và PRO-I năm ngoái cho màu sắc tự nhiên đẹp thật nhưng HDR kém lại hơi "thiếu" về độ chi tiết, cảm giác xử lý chưa được tốt đúng mức.
Đến Xperia 1 V, Sony đã hoàn toàn cải thiện được khía cạnh này. Độ chi tiết cực kì tự nhiên, sắc nét gần như tuyệt đối, thậm chí đã vượt trội so với các đối thủ ở 1 số trường hợp. Dưới đây là vài ví dụ về cách xử lý chi tiết xứng đáng 10/10 của Xperia 1 V, ảnh chụp màn hình từ bài đánh giá của GSMArena, so sánh với Xperia 1 IV và iPhone 14 Pro Max.
Thứ mà cá nhân tôi rất ưng ý về camera của Xperia 1 V là xử lý HDR tự nhiên hơn các máy khác, chụp ảnh thú cưng đẹp hơn vì không biến bộ lông màu trắng thành xám xịt loang lổ và bệt lại như tranh vẽ. Ngoài ra còn có Eye-AF bắt nét chính xác vào mắt, đỡ lo lấy nét lệch khi chụp cận.
Điểm cộng lớn nhất cho Sony là thuật toán xử lý nhiễu hạt đã đạt tầm "thượng thừa". Sony quảng cáo máy dùng cảm biến ảnh mới với mức tín hiệu nhiễu thấp hơn, đẩy lên ISO cao mà ảnh vẫn đẹp. Sử dụng thực tế thì đúng là vậy, nhiễu hạt được xóa vừa phải, trông tự nhiên và cho ra nước ảnh rất giống các mẫu máy ảnh Alpha của hãng. Chiếc máy duy nhất tôi từng dùng mà có khả năng xử lý nhiễu hạt tương tự là Xiaomi 13 Pro, có lẽ là nhờ kết hợp với
Khả năng chụp đêm của Xperia IV từng bị chê rất nhiều ở khoản tương phản động, cụ thể là không giữ được chi tiết của các vùng quá sáng như bảng hiệu, ánh đèn đường… Năm nay Sony đã tiến thêm vài bước, kết quả là ảnh chụp có độ sáng cân bằng hơn, đã gần bằng các đối thủ từ Samsung và Apple vốn xử lý HDR rất hiệu quả.
Ở điều kiện siêu thiếu sáng, khi mà mắt thường còn khó mà nhìn được, Xperia 1 V có thể chụp được rõ nét ảnh với chế độ Night Mode mới - thứ đã thiếu sót trên Xperia 1IV và PRO-I khi ra mắt vì hãng nghĩ rằng "cảm biến tốt rồi nên không cần thêm nữa".
Chế độ Night Mode mới tăng cường hiệu ứng HDR, ghi lại hình ảnh có độ sáng cao, chi tiết rất tốt với màu sắc đẹp, không bệt dính, không ám màu nhiều. So với Galaxy S23+ hay iPhone 14 Pro đôi khi còn vượt trội hơn, đặc biệt là về độ tự nhiên của ảnh. Tuy nhiên, điểm trừ nhỏ là để kích hoạt được Night mode rất khó, phải chụp ở những điều kiện cực kì tối máy mới tự động bật lên chứ không có cách nào để ép máy phải dùng chế độ này hoặc tăng thời gian phơi sáng như trên các máy iPhone.
Ngoài ra, để tránh tình trạng cháy biển bảng, ánh đèn, bạn có thể bật chế độ chạm đo sáng. Khi cần chụp rõ các vùng cháy sáng, chỉ cần chạm lên đúng điểm sáng đó để máy tự cân bằng lại rồi bấm chụp. Hình ảnh trên màn hình trước khi chụp sẽ tối om không thấy gì nữa, nhưng khi chụp xong thì các chi tiết trong vùng tối sẽ tự động được lấy lại bằng thuật toán HDR. Cái hay là độ sáng trung bình của ảnh lại không giảm nhiều lắm so với khi đo sáng tự động mà các ánh đèn lại không còn bị cháy nữa.
1 số ảnh chụp đêm từ Xperia 1 V ở chế độ Basic tự động hoàn toàn, không chỉnh tay mà chỉ chạm đo sáng ở vài trường hợp.
Chất lượng ảnh chụp từ camera siêu rộng tương tự với camera chính về màu sắc và độ chi tiết, chỉ kém đi khi chụp thiếu sáng vì kích thước cảm biến và khẩu độ ống kính đều nhỏ hơn. Nhưng, nhìn chung tôi cũng chưa thấy gì đáng chê cả, ngoại trừ việc không hỗ trợ lấy nét siêu cận như các smartphone nghìn đô khác. Nếu muốn chụp cận cảnh, bạn nên zoom 1.5 - 2x từ cảm biến chính và chọn lấy nét tay vào vật thể, ảnh chụp ra vẫn đủ nét đẹp để đăng lên mạng xã hội mà lại không bị méo.
Chất lượng ảnh từ camera siêu rộng của Xperia 1 V không có gì đáng khen hay chê. Vẫn là nước ảnh tự nhiên, tương phản cao. Sony chỉ cần tăng cường hiệu ứng HDR lên 1 chút nữa thôi là hoàn hảo.
Chuyển sang camera tele 3.5 - 5.2x, Sony đã đang đi đúng hướng, tạo độ linh hoạt cho hệ thống camera. Chất lượng màu sắc và độ chi tiết khá tốt nhưng tương phản thì giảm đáng kể, có vẻ là do có quá nhiều thành phần thấu kính bên trong hệ thống zoom. Ảnh chụp ban ngày thuận sáng thường thì đủ đẹp, đôi khi hơi mờ nhòe nhưng vẫn chấp nhận được. Những ảnh chụp ban đêm mà có nguồn sáng mạnh như đèn đường, đèn pha từ xe cộ… thì sẽ lộ ra điểm yếu là bị flare cực nặng, đôi khi lỗi đến nỗi không thể dùng được ảnh.
Chất lượng video cũng tương tự khi chụp ảnh, nhưng để đạt mức cao nhất thì phải chuyển sang dùng Video Pro hoặc Cinema Pro thay vì chế độ quay có sẵn trong Photo Pro. Bạn sẽ cần chỉnh tay hơi nhiều nhưng bù lại được tận dụng tối đa các công nghệ mà Sony đưa vào, ví dụ như quay video 4K 120fps, các chế độ màu như Cine-tone, HDR, chống rung OIS + EIS hiệu quả… Độ chi tiết của video vừa đủ cao, cách xử lý tự nhiên, không bị bệt hay vỡ nhòe, màu sắc và tương phản không "HDR" được như các điện thoại khác mà theo hướng vừa phải, hơi giống với nước màu của máy ảnh chuyên nghiệp.
Quay thử video 4K với Xperia 1 V.
1 vài ảnh chụp màn hình từ video 4K của Xperia 1 V. Có thể thấy máy vẫn giữ chất màu tự nhiên, hạn chế xử lý HDR và có độ chi tiết tốt như khi chụp ảnh.
Chỉ cần nhìn giao diện máy ảnh thôi là cũng hiểu Sony đang không ưu tiên chế độ chụp chân dung xóa phông. Chế độ này được coi là 1 option phụ, không phải chế độ chụp riêng và phải tự tay bật lại mỗi lần mở camera khá phiền phức. Chất lượng ảnh chỉ ở mức dùng được, màu da hơi ám tím nhẹ, tách phông không đẹp lắm và hiệu ứng bokeh tàm tạm không nổi bật, nếu đặt cạnh ảnh từ các điện thoại khác chắc chắn thấy thua kém.
Chế độ xóa phông của Xpería 1 V rõ ràng chỉ để cho có. Ngoại trừ chất ảnh trông tự nhiên ra thì bokeh không đẹp lắm, không làm mờ nhiều và không cho chỉnh sửa lại sau khi chụp như các điện thoại khác. Khả năng bóc tách phông nền cũng chỉ ở mức chấp nhận được.
1 điểm cộng nhỏ là các chế độ lấy nét thông minh mới mà Sony mượn từ dòng máy ảnh Alpha như lấy nét mắt, theo dõi chủ thể nhờ AI. Chế độ lấy nét mắt rất hiệu quả khi cần chụp ảnh người, thú cưng ở khoảng cách gần, không sợ bị lệch sang mũi, má hay tai, còn khả năng theo dõi tap tracking thì có thể nhận diện được cả khi chủ thể quay mặt đi hoặc có cây cối, vật thể khác tạm thời che mất.
Android "suýt" gốc, mượt nhưng hơi nhàm
Sony ngày xưa rất nổi tiếng vì chăm chỉ tùy biến giao diện Android, mang đến những trải nghiệm độc đáo, khác thường. Những năm gần đây thì ngược lại, hãng đang tối giản hóa giao diện, gần như dùng Android gốc hoàn toàn và chỉ thêm vài tính năng đặc biệt vào, ví dụ như Side Sense.
Về cơ bản, Side Sense là 1 thanh công cụ để mở nhanh vài tính năng, ứng dụng hoặc đa nhiệm đa cửa sổ có thể tùy biến. Phần còn lại của giao diện không khác gì khi dùng các máy Android gốc, rất nhanh mượt, hiệu ứng chuyển cảnh đẹp không có gì để chê. Tuy nhiên, với người đã quen với bạt ngàn các tính năng hỗ trợ của Samsung như tôi thì lại thấy hơi thiếu thốn.
Về khoản hiệu năng, tôi không có gì để phàn nàn cả. Mọi thao tác đều nhanh nhạy, tắt mở app ngay lập tức, độ trễ và lag gần như bằng 0. Tuy nhiên, Xperia 1 V đang gặp "bệnh" tương tự nhiều mẫu Pixel phone dùng Android gốc là thỉnh thoảng tần số quét màn hình tự giảm còn 60Hz không rõ nguyên do. Chỉ khi tắt màn hình, mở khóa lại rồi máy sẽ hoạt động như bình thường. Lỗi này xuất hiện đã khá lâu nhưng Google vẫn chưa đưa ra bản cập nhật sửa.
Khi chơi game đồ họa nặng và/hoặc liên tục kết nối internet, Xperia 1 V có nóng lên đáng kể và nhiệt sẽ lan đều ra cả mặt lưng lẫn 4 phía khung viền kim loại. Cảm giác cầm tay lúc này hơi khó chịu nhưng có vẻ cũng là cách để Sony giữ máy hoạt động lâu hơn, tránh quá nhiệt rồi giảm hiệu năng. Tôi có chơi thử nhiều game như Liên Quân, Tốc Chiến, Asphalt 9 ở mức đồ họa cao nhất và chưa thấy bị giật lag hay bất kì vấn đề nào ảnh hưởng đến trận đấu.
Pin rất tốt nhưng không kèm cả sạc lẫn cáp
Viên pin 5000mAh kết hợp với màn hình 4K 6.5 inch tưởng hao lắm nhưng thực ra lại cực kì tốt. Tôi có thể cầm máy đi chụp ảnh, quay video và chơi game từ sáng đến tối, thời gian sáng màn hình ít nhất vào khoảng 5 - 5.5 giờ. Nếu dùng ít và bật tiết kiệm pin toàn toàn có thể lên đến 7 - 8 giờ on-screen và 1.5 - 2 ngày mới cần sạc 1 lần.
Hơi tiếc, năm nay Sony không tặng kèm cả củ sạc lẫn cáp sạc. Người dùng sẽ phải tự mua sạc nhanh chuẩn QC 3.0 để tận hưởng tốc độ sạc 30W vừa phải, đạt 50% trong khoảng 30 phút và sạc đầy mất khoảng hơn 1h30 phút. Hoặc, với ai đặt mua sớm sẽ được tặng luôn combo củ cáp sạc 30W chính chủ.
Bên cạnh đó, Sony cũng nổi tiếng từ lâu với các công nghệ bảo vệ pin, đi trước cả những thương hiệu Trung Quốc. Điển hình là chế độ tự theo dõi cách sử dụng pin để tối ưu quá trình sạc, hạn chế sạc nhồi vào ban đêm. Sony cũng hứa hẹn tuổi thọ pin có thể lên đến 3 năm trước khi bắt đầu cảm nhận được độ chai, trong khi các hãng khác như Apple thường chỉ hứa hẹn khoảng 2 năm trước khi giảm xuống đến 80% dung lượng gốc.
Loa chất lượng cao, vị trí đặt hợp lý
Lợi thế của việc không làm màn hình tràn viền 4 phía là Sony có thể đặt loa ngoài kép ở mặt trên máy, hướng thẳng âm thanh đến tai người dùng. Cách đặt này giúp âm thanh không bị lệch 2 kênh trái phải khi dùng theo chiều ngang, rất hợp để xem phim và chơi game.
So sánh loa ngoài Xperia 1 V với iPhone 13 Pro.
Sony cũng cải tiến đáng kể buồng âm để tăng âm lượng và độ dày của âm thanh, thể hiện tốt dải trung trầm, không bị chói tai, rè vỡ dù bật âm lượng 100%. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh vẫn tốt nhất khi mở ở mức 50 - 80%. Nếu so với iPhone thì Sony thua nhẹ ở khoản độ chi tiết của dải cao nhưng tốt hơn đáng kể ở dải trung, thể hiện giọng ca sĩ nổi bật, dày ấm hơn. Nếu muốn giảm bớt dải trung, tăng chi tiết và âm trầm cho có lực hơn, bạn có thể chỉnh lại trong menu Equalizer dù hiệu quả không đáng kể lắm, chỉ khác biệt 1 chút so với chất âm gốc.
Chiếc Xperia hoàn hảo nhất từ trước đến nay, nhưng…
… cái giá bạn phải trả để sở hữu sự "hoàn hảo" đó lên đến 35.99 triệu cho phiên bản 256GB. Rõ ràng, những cái "pro" của Xperia 1 V chỉ dành cho các fan thật "cứng" của Sony, những người có tài chính dư giả, không ngại tốn kém cho điện thoại và cũng không thích chạy theo xu hướng thị trường, theo thị hiếu của những người xung quanh.
Trước đây, tôi thường đùa rằng không phải fan Apple mà fan Sony mới thực sự "thừa tiền" vì sẵn sàng chi trả quá nhiều cho những chiếc điện thoại "chưa đến tầm", nhưng giờ thì câu đùa đó có lẽ đã sai rồi. Xperia 1 V thực sự xứng đáng đứng trên bàn cân so kè bất kì siêu phẩm nghìn đô nào khác hiện tại, chỉ là bạn có muốn chọn nó và ví tiền của bạn có cho phép hay không mà thôi.
Mua Xperia 1 V 256GB (35.990.000đ):
Sony Việt Nam
Shopee
Lazada
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: genk.vn
Tham gia bình luận