Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 1
Gập lại khác nhau, mở ra càng khác nhau
Samsung thiết kế chiếc Galaxy Fold của họ theo cơ chế đóng mở của một quyển sách, khi gập lại trông giống 2 chiếc S10+ đặt lên nhau và khi mở ra có thể hình dung như một chiếc máy tính bảng với kích thước màn hình gấp đôi Iphone 11 Pro Max, khá lớn so với những gì mà Moto Razr đem lại. Galaxy Fold được trang bị màn hình Dynamic AMOLED 7,3 inch đi kèm độ phân giải 1536x2152 tương đương 362 ppi, tỉ lệ hiển thị 4:3. Màn hình phụ cũng không kém xịn sò với Super AMOLED 4,6 inch, tỉ lệ 21:9, độ phân giải đi kèm 2142x876.

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 2

Moto Razr thiết kế gọn gàng, khi mở ra là màn hình OLED 6,2 inch và có thể gập đôi để thu nhỏ kích cỡ, với màn hình phụ 2,7 inch. Lợi thế ở Moto Razr mà Fold không có là cách mở điện thoại chỉ bằng 1 tay. Nhờ công nghệ màn hình cong nên Razr vẫn giữ kiểu dáng gập vỏ sò và bỏ đi bàn phím cứng T9, tăng kích thước màn hình hiển thị lên tối đa, với tỉ lệ 21:9.

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 3

Tuy nhiên, Moto Razr lép vế hơn khi màn hình phụ chỉ có một số tính năng căn bản, khác hẳn với Galaxy Fold gần như cho hiển thị đầy đủ mọi chức năng để người dùng có thể sử dụng dễ dàng mà không cần mở màn hình chính.

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 4

Nhìn chung, về màn hình Galaxy Fold tỏ ra vượt trội với các thông số ấn tượng hơn phù hợp với những người dùng ưa thích hoặc cần không gian hiển thị lớn. Trong khi Razr không vượt trội hơn ở vẻ đẹp và tính năng nhưng gọn gàng, an toàn hơn với cơ chế bản lề kín đầu tiên trên thế giới.
Sự chênh lệch lớn trong cấu hình máy
Galaxy Fold không chỉ có thiết kế cao cấp mà cũng là smartphone có cấu hình thuộc nhóm cao cấp nhất hiện tại với chip Snapdragon 855, cùng RAM 12GB đi kèm bộ nhớ khổng lồ 512GB. Sự lép vế thể hiện rõ khi Motorola chỉ trang bị Snapdragon 710 kèm tùy chọn RAM 4/6GB và bộ nhớ 64/128GB cho đứa con cưng của mình. Cấu hình này của Razr chỉ tương đương một chiếc smartphone tầm trung.

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 5

Thông điệp của Razr 2019 mà Motorola gửi gắm không phải là cuộc đua cấu hình, vì thế những ai kỳ vọng về một chiếc smartphone cấu hình cao cấp trên Razr 2019 sẽ phải suy nghĩ lại, hoặc ít nhất là nên chờ tới phiên bản sau.
Camera khác xa cả số lượng và chất lượng
Samsung Galaxy Fold sở hữu bộ camera siêu khủng với 6 ống kính ở 3 mặt khác nhau. Như vậy dù có mở ra hay đóng vào người dùng vẫn có camera để chụp. Máy có 1 camera selfie trước 10MP, khẩu độ f/2.2 để chụp ảnh, video call hay truy cập camera từ ứng dụng khi máy ở màn hình phụ. Hai chiếc camera selfie kép bên trong là 8MP, FOV 90 độ và khẩu độ f/1.9, tích hợp cảm biến RGB Depth camera, đi kèm ống kính 10MP đem đến chiều sâu cho bức ảnh. Cụm 3 camera sau của chiếc smartphone này tương tự với những chiếc Samsung hot nhất hiện nay như S10+, Note 10+. Ngoài ra, ảnh chụp của Galaxy Fold được xử lý bằng các công nghệ hiện đại nhất nên có thể làm hài lòng những người dùng khó tính nhất

Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 6

Razr chỉ có 2 máy ảnh, thua về số lượng và tất nhiên là cả chất lượng nhưng bù lại có sự sáng tạo đáng khen. Camera chính của Razr có độ phân giải 16MP, khẩu độ f/1.7 sẽ trở thành camera selfie khi gập điện thoại lại. Nếu bạn muốn chụp ảnh selfie với chiếc điện thoại được mở, camera 5MP bên trong với khẩu độ f/2.2 hoàn toàn có thể cho ra các bức ảnh không tệ. Không chỉ vậy camera nhỏ xinh này còn có chức năng nhận diện khuôn mặt tiện lợi.
Với những người mê chụp ảnh, Razr khó có thể sánh được với Fold. Tuy nhiên, nếu ai đó thích sự sáng tạo, hoặc đơn giản chỉ là sự khác lạ, ngược dòng với xu hướng nhiều camera trên smartphone hiện tại, Razr có thể khiến bạn hài lòng.
PIN chênh lệch lớn về thông số
Galaxy Fold có viên pin dung lượng 4380mAh trong khi của Razr chỉ là 2510mAh (chỉ bằng 60% dung lượng pin của Galaxy Fold). Dù Razr được công bố tính năng sạc nhanh Turbo Power và “ có thể dùng cả ngày sau mỗi lần sạc đầy” nhưng nhìn vào chiếc Razr màn hình lớn và nghĩ tới viên pin nhỏ bé như của những năm 2000, người dùng dù lạc quan nhất về công nghệ PIN cũng cảm thấy e ngại với Razr, nhất là khi nó có thể khiến những trải nghiệm màn hình lớn bị hụt hẫng. Sức mạnh của viên Pin bé nhỏ và công nghệ của Razr sẽ sớm được kiểm chứng và khi đó người dùng sẽ có thêm căn cứ để lựa chọn.
Giá cả chênh lệch nhưng đều ở mức khủng
Mức giá của Galaxy Fold khoảng 2000$ và chắc chắn sẽ thuộc top điện thoại cao cấp, đặc biệt là không dành cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, vì chỉ bán số lượng có hạn. Nếu xét về những công nghệ đột phá mà chiếc smartphone này đem lại, mức giá này cũng không thể làm chùn nhiều người yêu thích sự mới lạ.
Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 7
Motorola Razr thì rẻ hơn, xấp xỉ 1500$, mức giá được cho là tương đối phù hợp với cấu hình tầm trung của máy. Mức giá này tuy có cao hơn cả Iphone 11 Pro Max 512GB nhưng vẫn thấp hơn tương đối so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Galaxy Fold hay Huawei Mate X. Với những người từng trót yêu huyền thoại Moto Razr, mức giá 1500$ cho sự sáng tạo trong vỏ bọc hoài cổ cũng không hẳn là quá cao. Nếu có một chiến lược bán hàng tốt, Moto Razr vẫn có thể là một đòn bẩy đưa Motorola trở lại vị thế ông lớn trên thị trường di động ngày nào.
Chọn Razr hay Fold phụ thuộc vào sở thích và túi tiền của bạn
Galaxy là smartphone tiên phong của thế hệ màn hình gập với rất nhiều sự sáng tạo, đột phá và cấu hình cao cấp. Vấn đề chính của Galaxy Fold là tính dễ tổn thương của màn hình với cơ chế gập mở như hiện tại. Tuy nhiên, các bài test cho thấy, màn hình của Galaxy Fold bền hơn nhiều so với sự mỏng manh bề ngoài. Vì thế, Galaxy đang cháy hàng trên toàn cầu.
Samsung Galaxy Fold vs Motorola Razr: tương lai và hoài niệm  ảnh 8
Với Razr, phải đến 2020 chúng ta mới có thể đánh giá một cách khách quan nhất nhưng màn hình gập kiểu mới trong một thiết kế cũ đã tạo tiếng vang lớn. Ngoài con số 1500$ phải trả, người dùng còn phải chịu nhiều rào cản khi sử dụng Razr khi máy không có khay sim mà thay vào đó là eSim, điều mà không phải thị trường nào cũng phổ biến, bao gồm cả Việt Nam..
Có một điều chắc chắn, Galaxy Fold và Razr của những thế hệ đời đầu sẽ không thể là chiếc điện thoại dành cho mọi người. Tất nhiên không hẳn chỉ là về rào cản giá bởi người dùng vẫn còn nhiều hoài nghi về sự đột phá mới, nhất là khi nó vẫn có những hạn chế nhất định. Vì thế, các hãng thì cũng chưa đặt mục tiêu biến những smartphone này thành sản phẩm Best seller

Trung Hiếu - Theo Cnet

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận