“Tai thỏ” đã hết thời, Apple phải “lột xác” cho iPhone

“Tai thỏ” đã hết thời, Apple phải “lột xác” cho iPhone

Sự thôi thúc tạo ra một chiếc điện thoại "toàn màn hình" đã khiến cho phong cách thiết kế smartphone thế giới trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết. Thậm chí, nhiều sản phẩm còn bị chê bai vì ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ lâu dài.

"Cuộc chiến" smartphone toàn màn hình

Khởi đầu với “tai thỏ” trên iPhone X của Apple, trải qua các màn hình “lỗ khuyên” kỳ lạ của Samsung, và  bây giờ là các camera phía trước ẩn dưới màn hình, khao khát tiến đến đỉnh cao – smartphone toàn màn hình đã buộc các nhà sản xuất điện thoại phải triển khai các giải pháp điên rồ.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 1

iPhone với thiết kế "tai thỏ" từ năm 2017.

Oppo gần đây đã phô trương một giải pháp như vậy tại Triển lãm di động toàn cầu MWC Thượng Hải, Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng này chỉ đơn giản trình diễn một nguyên mẫu thô. Hiện vẫn chưa có nhà sản xuất nào hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Thực tế, giới chuyên môn đã đánh giá cao nỗ lực này của các nhà sản xuất, nhưng có rất nhiều vấn đề phải được khắc phục khi ánh sáng đi qua những khoảng trống nhỏ giữa các pixel màn hình, mà vẫn cho ra những ảnh chụp selfie đẹp.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 2

Hàng loạt các biện pháp được đưa ra để mang đến trải nghiệm toàn màn hình.

Oppo đã cố gắng hết sức để chứng minh các thuật toán xử lý hậu kỳ có thể khắc phục các giới hạn vật lý của cảm biến camera được giấu trong các lớp của màn hình. Tuy nhiên, điều này vẫn không hề thuyết phục.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 3

Camera đẩy lên từ phía sau của Galaxy A80.

Ngay cả Apple cũng có bằng sáng chế như vậy và khiến các tín đồ công nghệ thấp thỏm không yên. Không những vậy, Samsung cũng đang làm việc trên công nghệ này và các chuyên gia lo sợ rằng sẽ phải mất một thời gian dài những nhà sản xuất mới nhận ra những nỗ lực của mình là hoàn toàn vô ích.

iPhone 2020 của iPhone cũng sẽ có thiết kế toàn màn hình

Các báo cáo gần đây cho thấy Apple sẽ có ít nhất một phiên bản iPhone đặc biệt với giải pháp "toàn màn hình" hoàn toàn mới vào năm tới. Các nhà phân tích của Credit Suisse đã thăm dò thị trường nhận dạng sinh trắc học và dự đoán rằng “Nhà Táo” có thể sử dụng phương pháp xác thực vân tay toàn màn hình vào năm 2020, giảm nhu cầu đối với hầu hết các thành phần cho công nghệ quét mặt người dùng.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 4

Ảnh chụp selfie bằng camera sau.

Hiện phía Apple đã báo cáo đang thử nghiệm toàn màn hình để thiết kế lại iPhone vào năm tới, và các nhà phân tích cho rằng hãng sẽ cố gắng đẩy nhiều cảm biến phía trước và thậm chí ẩn camera selfie dưới màn hình. Tất nhiên, điều này sẽ đi kèm với một loạt các thách thức phải vượt qua.

Camera xoay / bật lên / trượt / lật thực sự là một giải pháp tốt hơn nhiều cho thách thức ẩn camera selfie dưới màn hình. Tất nhiên, người dùng iPhone vẫn có thể sử dụng camera sau để chụp ảnh selfie trước. Tuy nhiên, điều này thật lố bịch và kéo công nghệ lùi lại cả thập kỷ trước. Có thể nói, cho đến thời điểm này, mọi giải pháp nào giấu camera selfie trên điện thoại đều tốt hơn so với phương pháp thiết kế camera ẩn dưới màn hình.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 5

Người dùng vẫn kỳ vọng có được ảnh selfie đẹp thay vì có smartphone toàn màn hình.

Thay vì thực hiện mọi cách để tiến đến phong cách thiết kế toàn mỹ nhất, những nỗ lực này nên được chuyển hướng đến việc nâng cấp chất lượng camera trong mọi tình huống, đặc biệt là với camera selfie – vốn ít được chăm chút so với camera chính.

“tai tho” da het thoi, apple phai “lot xac” cho iphone hinh anh 6

camera bật lên của Galaxy A80.

Đây cũng là lý do không chỉ giới công nghệ mà nhiều người dùng cho rằng camera ẩn dưới màn hình không phải giải pháp tối ưu nhất cho thiết kế smartphone toàn màn hình. Vì rủi ro là rất lớn.

*Lưu ý: Một số nội dung trong bài thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận