“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ A

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 1
3 thế hệ Sony Xperia chạy hệ điều hành Android AOSP.
ADB: Viết tắt của Android Debug Bridge. Đây là công cụ được sử dụng để kết nối và gửi các câu lệnh từ máy tính tới thiết bị Android. Thường được sử dụng bởi các lập trình viên trong quá trình viết ứng dụng và trong quá trình root, up rom cook một số thiết bị.

Alphabet: Công ty mẹ của Google được giám đốc Larry Page xây dựng vào năm 2013.

AMOLED: Viết tắt của Active Matrix Organic Light Emitting Diode - Công nghệ màn hình diode phát sáng ma trận chủ động. Về cơ bản là một loại màn hình rất sáng, màu sắc rực rỡ và có khả năng bật/tắt từng điểm ảnh trên màn.

Android: Hệ điều hành mã nguồn mở của Google, thường được sử dụng trên máy tính bảng và smartphone nhưng có thể tích hợp vào nhiều thiết bị thông minh khác như hệ thống định vị, hệ thống thông tin trên xe hơi hay thậm chí là... các thiết bị trong nhà bếp.

Android Market: Chợ ứng dụng của hệ điều hành Android, đã được đổi tên thành Google Play từ tháng 3/2012.

Android Pay: Mạng lưới thanh toán điện tử của Google, được phát triển từ Google Wallet trước đây.

Android TV: Hệ điều hành Android dành riêng cho Smart TV và các loại set-top box.

AOKP: Android Open Kang Project, một dự án lấy mã nguồn mở của Android để tạo ra các bản ROM cook với nhiều tính năng tiện ích cho các dòng máy khác nhau, nhưng vẫn giữ lại giao diện gốc của hệ điều hành Android.

AOSP: Android Open Source Project, là một kho mã nguồn của hệ điều hành Android được tung ra bởi Google, có thể được download và biên soạn bởi bất kỳ ai. Ngoài ra khái niệm này còn được sử dụng để chỉ các bản ROM Android thuần, không có những ứng dụng Google đi kèm như Play, GMail...

.apk: Phần đuôi mở rộng của một ứng dụng Android.

App: Thu gọn lại từ "Application" - Ứng dụng. App là phần mềm được người sử dụng download và cài đặt trên các thiết bị, có thể miễn phí hoặc trả phí.

App Inventor: Ứng dụng nền web của Google, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một ứng dụng Android mà không cần biết code. App Inventor nay đã bị Google đóng cửa, nhưng lại được mở lại bởi viện MIT dưới dạng một dự án mã nguồn mở.

App2SD: Cách không chính thức để có thể chứa ứng dụng trên thẻ nhớ. Tuy nhiên kể từ Android 2.2 trở đi, khả năng lưu thẻ nhớ sẽ được tích hợp sẵn vào hệ điều hành, khiến App2SD không cần thiết nữa.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ B

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 2
Sơ đồ hoạt động của hệ điều hành nền Linux. Bootloader hoạt động đầu tiên.
Bloatware: Các ứng dụng được cài sẵn vào điện thoại, thường không được người dùng sử dụng và khiến hiệu năng của máy bị giảm đi. Tuy nhiên, bằng cách cài sẵn những ứng dụng vào máy lúc xuất xưởng, các nhà mạng có thể bán thiết bị với giá rẻ hơn do đã có chi phí từ những nhà phát triển ứng dụng.

Bootloader: Một chương trình được cài sẵn trên thiết bị để có thể nạp hệ điều hành sau khi bật máy. Nói cách khác, bootloader là một đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu chạy và nó cho phép nhà sản xuất thiết bị quyết định những tính năng nào người sử dụng được phép dùng hoặc bị hạn chế. Một bootloader được mở (unlocked bootloader) cho phép chạy một hệ điều hành không phải từ chính hãng sản xuất, chính vì vậy gần như tất cả các công ty đều khóa bootloader (locked bootloader) trên thiết bị bán ra.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ C

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 3
OnePlus One chạy hệ điều hành Android tùy biến bởi Cyanogenmod.
Carrier: Nhà mạng

CDMA: Một trong 2 chuẩn sóng di động trên Thế giới, bên cạnh GSM. CDMA được sử dụng bởi nhà mạng Sprint và Verizon ở Mỹ, cùng với AU của Nhật trước đây. Tuy nhiên ngày nay tiêu chuẩn này đang dần bị "khai tử".

Clockworkmod: Chế độ hồi phục (recovery) được tùy biến để cho phép cài đặt các bản ROM cook vào thiết bị, backup dữ liệu, format bộ nhớ... được viết bởi lập trình viên Koushik "Koush" Dutta.

Command line: Dòng lệnh để thực thi một tác vụ. Trong hệ điều hành Windows, dòng lệnh được sử dụng trong ứng dụng Dos prompt hay Command Prompt. Đối với các hệ điều hành nền UNIX như Linux, Android hay OSX, dòng lệnh được chạy từ ứng dụng Terminal.

Craplet: Danh từ chỉ các loại tablet siêu rẻ chạy Android, thậm chí còn không có các ứng dụng Google cơ bản được cài đặt sẵn.

Cupcake: Phiên bản hệ điều hành Android 1.5.

Custom ROM: Một bản ROM Android được chỉnh sửa lại bởi các lập trình viên hoặc những người đam mê "vọc vạch" công nghệ. Custom ROM có thể dựa trên nền tảng AOSP của Google hoặc bản ROM cài sẵn trên thiết bị của nhà sản xuất, nhưng đều đã được tối ưu hóa và bổ sung nhiều tính năng mới.

Cyanogen: nickname trên mạng của Steve Kondik - một lập trình viên khá nổi tiếng trong giới hack/mod hệ điều hành Android và là người tạo ra các bản ROM cook CyanogenMod. Nay Cyanogen đã trở thành một công ty cung cấp hệ điều hành cho một số nhà sản xuất như OnePlus.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ D

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 4
HTC G1 chạy Android 1.6.
Dalvik Cache: Phân vùng bộ nhớ đệm (cache) có thể chép đè được, chứa những đoạn mã bytecode được tối ưu hóa của các ứng dụng đuôi .apk trên thiết bị Android. Với những bytecode được tối ưu hóa và lưu sẵn, ứng dụng Android có thể load và chạy nhanh hơn.

Donut: Phiên bản hệ điều hành Android 1.6.

DLNA: Dynamic Living Network Alliance - giao thức kết nối không dây để truyền hình ảnh và video từ thiết bị tới TV hỗ trợ.

Droid: Dòng điện thoại Android nổi tiếng của nhà mạng Verizon, thường được sản xuất bởi hãng Motorola.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ E

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 5
Google Nexus One là mẫu điện thoại đầu tiên được bán ra với Android 2.1.
Eclair: Phiên bản hệ điều hành Android 2.0 - 2.1.

EOL: Viết tắt của End of Life, là thời gian khi một nhà sản xuất dừng hỗ trợ một thiết bị. Đối với các điện thoại hay máy tính bảng Android, EOL là thời điểm mà thiết bị đó nhận được bản cập nhật phần mềm cuối cùng từ nhà sản xuất.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ F

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 6
Thông báo force close trên Android N.
Factory restore/reset: Quá trình khôi phục một thiết bị Android về cài đặt gốc của nhà sản xuất như khi mới mua về. Thường quá trình này sẽ xóa đi toàn bộ các ứng dụng đã cài đặt trong máy và dữ liệu lưu trong bộ nhớ.

Fastboot: Một chế độ ẩn trên thiết bị cho phép cài (flash) các thành phần điều khiển cấp thấp vào thiết bị từ máy tính và kết nối USB.

FC/Force Close: ứng dụng bị buộc phải tự động đóng lại do bị lỗi.

Froyo: Phiên bản hệ điều hành Android 2.2.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ G

“Từ A tới Z” các thuật ngữ trong Thế giới Android - ảnh 7
Giao diện hiện tại của Google Play, trước đây là Android Market.
Gingerbread: Phiên bản hệ điều hành Android 2.3.

Google Now: Dịch vụ hỗ trợ thông minh nằm trong ứng dụng Google Search trên các máy Android, với khả năng cung cấp các thông tin như thời tiết, tình trạng giao thông, địa chỉ các nhà hàng... tương tự như trợ lý ảo Siri của Apple.

Google Play: Chợ ứng dụng, phim, nhạc, sách hiện nay của Google.

GSM: Một trong 2 chuẩn sóng di động trên Thế giới, và là chuẩn phổ biến nhất hiện nay.

Nhóm thuật ngữ bắt đầu bằng chữ H

Hack: Tùy biến lại hệ điều hành Android để tích hợp thêm nhiều tính năng hơn, có khả năng cá nhân hóa cao hơn và vượt qua các giới hạn được đặt ra bởi nhà sản xuất hay nhà mạng.

Hard Reset: Đưa máy về cài đặt gốc từ nhà máy. Tương tự như Factory reset.

Honeycomb: Phiên bản hệ điều hành Android 3.0, dành riêng cho máy tính bảng và là bản đầu tiên hỗ trợ đầy đủ vi xử lý 2 nhân.


Quang Huy

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận