Bạn ghét gọi điện? Đừng lo, thế giới có triệu người như bạn!

Bạn ghét gọi điện? Đừng lo, thế giới có triệu người như bạn!

Bạn ghét gọi điện? Đừng lo, thế giới có triệu người như bạn!

Ảnh minh họa

Một cuộc điện thoại trực tiếp có những rủi ro mà một tin nhắn khó mắc phải. Sẽ ra sao nếu bạn gọi không đúng lúc? Nếu bạn nhỡ miệng nói điều gì không hay thì làm thế nào? Hãy nhắn tin, đối phương sẽ trả lời khi họ có thời gian.

Tuy nhiên, lý do đơn giản khiến bạn không gọi điện chính là vì bạn không muốn nói chuyện với họ.

Theo nghiên cứu năm 2016 của Cisco, ước tính 5,4 tỷ người trên thế giới - hay 3/4 dân số - sẽ có điện thoại di động vào năm 2020. Nhiều thiết bị hơn đồng nghĩa với việc nhắn tin hay viết thư nhiều hơn là nói chuyện trực tiếp. Khảo sát gần đây của Statistic Brain chỉ ra mỗi tháng có hơn 560 tỷ tin nhắn văn bản được gửi đi.

Paige Pammer, một sinh viên năm hai người Mỹ, cho rằng “gọi điện không có ý nghĩa gì nữa”. Nhắn tin mang lại cảm giác thoải mái hơn với những người bạn không muốn nói chuyện, chẳng hạn bạn cùng phòng thí nghiệm.

Trong khảo sát 2.500 công nhân người Anh năm 2013 của Jurys Inn Hotel Group, 4/10 người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 24 cho biết họ lo lắng khi gọi điện. Keri K. Stephens, giáo sư nghiên cứu truyền thông Đại học Texas, người giảng dạy kỹ năng bán hàng cho các sinh viên cao đẳng không thể sống thiếu điện thoại, cho biết gọi điện không phải bộ kỹ năng chỉ cần lớn là biết. Bà yêu cầu sinh viên của mình phải trực tiếp gọi cho ai đó trong lớp.

“Tôi nói, “tôi muốn các em đối thoại thực sự với một con người khác và tôi muốn các em trấn an rằng điều này không đáng sợ, không khó khăn””. Bà cũng kể rằng sinh viên đã phá lên cười khi nghe yêu cầu của giáo viên, song có thể xen vào đó là những nụ cười bối rối.

Kathleen Arnold, một trong các cựu sinh viên của Stephens, chứng kiến một số bạn học hoảng loạn khi bất ngờ bị đề nghị phải gọi điện, kể cả khi họ chỉ gọi cho bố mẹ.

Với những người mắc chứng sợ xã hội, các cuộc điện thoại là hình thức tương tác khiến họ lo ngại bị chỉ trích và phán xét. Thậm chí có cả một từ dành để mô tả những người cảm thấy lo sợ khi nói chuyện điện thoại, đó là telephonophobia. Thi thoảng, cùng với các hội chứng khác, telephonophobia bắt nguồn từ trải nghiệm tiêu cực, chẳng hạn phải nghe tin tức đau lòng qua điện thoại.

Ngược lại, phần lớn sinh viên của Stephens lại lo lắng xuất phát từ việc bị yêu cầu làm thứ gì đó mới mẻ. Stephens nói sinh viên cần được dạy cách vượt qua cảm giác sợ bị từ chối ban đầu khi trao đổi với người khác.

Về phía Arnold, không chỉ gọi điện mà cả nghe điện cũng là một vấn đề lớn. Cô thừa nhận thường chuyển sang chế độ thư thoại vì không muốn bị người khác biết là mình chưa chuẩn bị gì.

Không chỉ giới trẻ, một số người lớn tuổi hơn cũng cảm thấy “mắc cỡ” khi gọi điện. Theo Kristin Burns, 53 tuổi, đang làm việc tại một trường đại học lớn, bà bị thuyết phục rằng email có giá trị lớn hơn gọi điện trong công việc.

Lời khuyên dành cho những người lo sợ phải gọi điện, theo Stephen chính là “Hãy làm đi”. Bạn có thể viết ra 3 thứ cần làm trong ngày, 1 trong số đó là gọi cho người khác. Tự nhắc nhở nếu người khác không trả lời, có lẽ họ đang trong tình huống không thuận tiện, nó không có nghĩa họ “từ chối” bạn.

Hơn nữa, gọi điện cho bạn câu trả lời nhanh hơn, giúp bạn chuyển sang phương án khác hoặc tiếp tục công việc đang làm.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận