Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi "nhuận bút" từ Google và Facebook

Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi "nhuận bút" từ Google và Facebook

Đã có 9 trong số rất nhiều cơ quan báo chí lớn nhất tại Châu Âu, bao gồm một hãng tin quốc tế kêu gọi các gã khổng lồ Internet như Facebook hay Google cần có động thái trả tiền bản quyền cho những bài báo, tin tức mà họ đang truyền đi và chia sẻ tới người dùng hàng ngày trên các nền tảng mạng xã hội.

Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi nhuận bút từ Google và Facebook

Thời báo Le Monde của Pháp đưa tin, các cơ quan báo chí có tiếng tại Châu Âu như một hãng tin quốc tế , DPA (Đức) hay Hiệp hội báo chí Anh đã kêu gọi các ông lớn Internet như Facebook hay Google cần phải chịu trách nhiệm bản quyền nội dung như vốn dĩ họ phải làm từ lâu.

Động thái bất ngờ trên diễn ra trong bối cảnh EU đang bàn thảo về một hướng dẫn chi tiết gửi tới Facebook, Google, Twitter hay nhiều ông lớn khác phải trả tiền cho hàng triệu bài báo đang chia sẻ hoặc liên kết tới.

Mặc dù vậy, diễn biến lần này chỉ là một trong số nhiều vụ tranh cãi trước đó giữa các nhà xuất bản nội dung và nền tảng mạng xã hội. Các cơ quan báo chí khẳng định, những gã khổng lồ Internet như Facebook hay Google và Snapchat có doanh thu quảng cáo chiếm tới 60-70% nhưng họ lại chẳng hề có lấy một tòa soạn nào.

Tờ Le Monde khẳng định: "Facebook đã trở thành hãng truyền thông lớn nhất thế giới nhưng cả Facebook lẫn Google đều không có lấy một tòa soạn…Họ cũng không có những nhà báo đang tác nghiệp tại Syria với nỗi lo về mạng sống thường trực,…và họ cũng không có đội ngũ biên tập viên kiểm tra và xác minh thông tin do phóng viên gửi từ ngoài chiến trường".

Truy cập thông tin miễn phí đã trở thành một trong trong những điều vĩ đại nhất của Internet. Nhưng đó lại vô tình là lỗ hổng để nhiều hãng như Facebook hoặc Google kiếm lợi trên công sức của nhiều đơn vị xuất bản chân chính. Ước tính, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông tại Pháp đã giảm 9% hồi năm ngoái do tác động của Facebook và Google.

Facebook và Google đang "phỗng tay trên" của nhiều cơ quan báo chí chính thống dưới chiêu bài "tăng trải nghiệm người dùng"

Giờ đây, tin tức đã là lý do thứ hai sau các thông tin về bạn bè và người thân kích thích người dùng lên Facebook. Và cuộc chiến bắt đầu căng thẳng khi lượng người dùng đọc tin tức dần chuyển từ máy tính sang di động. Dữ liệu từ  Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) tiết lộ, lượng người dùng đọc tin tức trên di động hiện đã tăng 65% trong năm 2017.

Với những người dùng đọc tin trên di động, ưu tiên hàng đầu của họ là sự nhanh gọn và súc tích. Cũng bởi vậy, cả Facebook và Google đã triển khai một số tính năng để cải thiện trải nghiệm đọc tốt hơn.

Hồi năm 2015, Facebook từng ra mắt tính năng Instant Articles hỗ trợ người dùng đọc tin nhanh hơn mà không bị điều hướng sang trình duyệt web. Để làm được điều này, Facebook đã mở cửa và cho phép các nhà xuất bản lưu trữ nội dung trên máy chủ của hãng.

Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi nhuận bút từ Google và Facebook

Instant Articles đem lại trải nghiệm đọc tin tức nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều cho người dùng Facebook

Nối tiếp Facebook vào năm 2016, Google cũng giới thiệu Accelerated Mobile Pages (AMP), một tính năng tương tự nhằm tăng tốc độ tải bài viết.

Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi nhuận bút từ Google và Facebook

Không thể chối cãi cả AMP và Instant Artices đều đem lại sự tiện lợi cho người đọc nhưng chúng lại vô tình làm phương hại lợi ích của các nhà xuất bản.

Thật khó hiểu khi Instant Artices và AMP đều xóa toàn bộ các đường link liên kết, nội dung đề xuất, giảm số lượng quảng cáo hay thậm chí đề nghị giảm số tiền chi trả cho các đơn vị xuất bản. Cũng bởi vậy, tuy số lượng bài báo xuất hiện nhiều hơn nhưng các đơn vị xuất bản lại chẳng được hưởng lợi là bao vì bị Facebook hay Google đều đã nẫng tay trên trước đó.

Nhưng không phải tới nay, nhiều cơ quan báo chí mới phát hiện ra vấn đề này. Từ lâu, một số nhà xuất bản uy tín như New York Times, TheGuardianHearst đã chọn không tham gia Instant Artices.

Thay vào đó, họ tự tùy chỉnh phiên bản di động để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người đọc. Điều đáng nói dù không cần tới Instant Artices, nhưng các đơn vị này vẫn rất thu hút người đọc, qua đó tăng doanh thu và tỷ lệ người đọc trả tiền để đọc tin tức.

Báo chí Châu Âu đồng loạt đòi nhuận bút từ Google và Facebook

Cách đây khoảng 3-4 năm, cũng có nhiều hãng thông tấn báo chí của Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã nỗ lực đòi quyền lợi, buộc Facebook, Google và nhiều hãng Internet khác phải trả tiền bản quyền nhưng mọi thứ vẫn chưa đi đến đâu.

Tuy nhiên, mọi sự có thể thay đổi nếu EU trao cho các đơn vị báo chí quyền bảo vệ nội dung. Trước đó, một số thành viên của Nghị viện Châu Âu lo ngại rằng, một chỉ thị với Facebook hay Google có thể đe dọa quyền tự do tiếp cận tin tức của người dùng Internet.

Đáp trả lại những lo ngại trên, các hãng truyền thông khẳng định không hề có chuyện sẽ ép người dùng phải trả tiền để đọc tin tức. Điều họ cần là các hãng như Facebook hay Google phải trả tiền doanh thu quảng cáo sao cho xứng đáng với những thứ họ kiếm được từ nội dung do các bên liên quan sản xuất.

Diễn biến xoay quanh câu chuyện này sẽ tiếp tục được chúng tôi theo dõi và chuyển tới độc giả trong các bài viết tới.

Mai Huyền

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận