Blockchain là gì và đang dần trở nên hiện hữu ở Việt Nam như thế nào?

Blockchain là gì và đang dần trở nên hiện hữu ở Việt Nam như thế nào?

Blockchain là gì?

Blockchain là cơ chế một chuỗi phát triển tiếp nối các bản ghi (hay được gọi là khối - block) được kết nối với nhau và đảm bảo an toàn nhờ mã hoá. Mỗi khối bản ghi sẽ chứa một mã băm đối chiếu về dữ liệu của khối trước nó, từ đó blockchain trở thành công nghệ đảm bảo an toàn từ căn bản và cốt lõi.

Để hình dung blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán trong kỹ thuật số, có khả năng xac thực giao dịch giữa 2 đối tác một cách hiệu quả. Blockchain có tác dụng đề kháng với sự thay đổi của dữ liệu khi một chuỗi blockchain được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung, và khi dữ liệu đã được ghi vào một khối thì không thể thay đổi được nếu không thực hiện thay đổi ở các khối liền kề. Hay nói cách khác, bất kỳ thay đổi dữ liệu nào cũng đều yêu cầu sự đồng thuận của đa số đầu mối trong mạng lưới.

za2-blockchain-la-gi-cong-nghe-blockchain-la-gi.jpg

Blockchain là cơ chế một chuỗi phát triển tiếp nối các bản ghi (hay được gọi là khối - block) được kết nối với nhau và đảm bảo an toàn nhờ mã hoá. Mỗi khối bản ghi sẽ chứa một mã băm đối chiếu về dữ liệu của khối trước nó.

Tính bảo mật và phi tập trung hóa đã khiến blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Hệ thống blockchain đầu tiên được hiện thực hoá ý tưởng là vào năm 2008 và đến năm 2009 thì trở thành thành phần cốt lõi của đồng tiền ảo bitcoin với vai trò như sổ cái chung cho mọi giao dịch. Nhờ có blockchain mà bitcoin giải quyết được nguy cơ lặp mã chi tiêu của tiền ảo, tạo ra đà tăng trưởng giá trị của đồng tiền này nhất là như trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên như đã nêu ở trên thì tiềm năng ứng dụng của blockchain vô cùng rộng mở ở các lĩnh vực khác nữa. Trên thế giới như theo trang The Economist thì một ví dụ tiêu biểu cho ứng dụng blockchain là khi chính quyền Honduras ký kết dự án xây dựng blockchain cho hệ thống đăng ký nhà đất.

Blockchain đang dần hiện hữu ở Việt Nam

a1-za1-blockchain-la-gi-cong-nghe-blockchain-la-gi.jpg

Tính bảo mật và phi tập trung hóa giúp blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Ở Việt Nam cũng đang có những bước tiếp cận đầu tiên đối với công nghệ blockchain. Trao đổi với ICTnews xung quanh câu chuyên xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử tại Việt Nam hồi tháng 12/2017 vừa qua, ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty DTT cho biết DTT đang ứng dụng các công nghệ như big data hay blockchain từ đó hiểu và bám sát tiến trình phát triển năng lực điều hành chính quyền tại các địa phương, các ngành.

Blockchain được DTT ứng dụng để chứng thực các giao dịch của chính quyền, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, hồ sơ điện tử. "Tầm nhìn của chúng tôi là công dân không phải nộp lại hồ sơ đã nộp một lần trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Và ứng dụng blockchain vô cùng thích hợp để hiện thực hóa tầm nhìn này" - ông Nguyễn Thế Trung chia sẻ.

Một trường hợp khác là ngày 12/1/2018 mới đây, Tập đoàn CNTT HI-TEK Hoa Kỳ tổ chức khai trương hệ thống website du lịch One-Stop-Shopping trên toàn cầu thông qua các cổng travel.vn, hotels.vn, vietnamesevisa.com và website dành cho hội viên tại prebook.com. Ở đó HI-TEK đã áp dụng các công nghệ blockchain để xây dựng thành công công cụ đặt phòng, vé máy bay trực tuyến có khả năng kết nối với hơn 800.000 khách sạn, cung cấp 150.000 chuyến bay trên toàn thế giới và công cụ xin visa trực tuyến vào Việt nam với mức giá ưu đãi nhất tại thời điểm thực tại các hệ thống website công khai www.travel.vn và www.hotels.vn.

Trước đó blockchain cũng là một trong các công nghệ mà FPT và Viện Nghiên cứu Daiwa (Daiwa Institute of Research - DIR, thành viên của Daiwa Security, Công ty Chứng khoán lớn thứ hai Nhật Bản ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ mới. Theo đó, dựa trên thế mạnh riêng, hai bên sẽ cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao dựa trên 4 công nghệ gồm trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (RPA), nhận diện hình ảnh và dữ liệu theo thời gian thực, và blockchain.

Tất nhiên một số hạn chế của blockchain cũng được điểm qua trong Hội thảo "Tiềm năng ứng dụng của Blockchain" trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (TechFest 2017) ngày 15/11/2017. Anh Kendrick Nguyễn, Đồng sáng lập Republic nhận định dù tính bảo mật được đề cao nhưng blockchain vẫn có khả năng mắc lỗi nếu hơn một nửa số máy tính đầu mối (các nút) phục vụ mạng lưới "nói dối".

Hay như ông Long Vương, CEO Tomocoin.io bổ sung thêm thì hạn chế của blockchain còn là về tốc độ. Như với giao dịch của bitcoin hiện tại, chỉ có thể tiến hành đồng thời 7 giao dịch mỗi giây, giá mỗi giao dịch là khoảng 0,2 USD, một giao dịch chỉ chứa được 80 byte dữ liệu...

Dù vậy blockchain vẫn đang được đánh giá là có những đặc tính để trở thành nền tảng công nghệ tương lai của Internet.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận