CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí

CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí

Xin cảm ơn ông đã dành chút thời gian cho cuộc trò chuyện này. Để bắt đầu cho chủ đề hạ tầng IT với các doanh nghiệp Việt Nam, ông có thể diễn giải ngắn gọn về chủ đề cốt yếu nhưng còn chưa nhận được nhiều quan tâm này?

Hạ tầng IT được hiểu là các thành phần công nghệ, hệ thống hạ tầng, ngoại trừ phần mềm ứng dụng.

Để dễ hiểu hơn tôi ví dụ, các doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng, website nhằm giới thiệu, bán sản phẩm tới khách hàng cần trang bị ít nhất hệ thống máy chủ và kết nối Internet. Khi khách hàng xem thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, họ không đơn thuần tương tác với giao diện ứng dụng website mà thực chất đang gửi các yêu cầu về thông tin để hệ thống máy chủ “trả lời” hay phản hồi lại. Toàn bộ các tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối Internet chính là hạ tầng IT.

Vậy ông có thể chia sẻ thêm về hạ tầng IT có ý nghĩa như thế nào trong chuyển đổi số để độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này?

Thực chất của quá trình chuyển đổi số nói chung không chỉ bắt đầu từ hạ tầng IT, mà là từ nhận thức và tư duy của các nhà điều hành doanh nghiệp. Sự thay đổi trước tiên nằm ở thay đổi tư duy về cách quản trị và vận hành doanh nghiệp khi đưa mô hình kinh doanh, mô hình quản trị truyền thống lên môi trường số.

CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí

Để quyết định tiến hành chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể triển khai theo nhiều cách. Đó là doanh nghiệp chủ động tìm kiếm những nhân sự chuyên trách nội bộ hoặc lựa chọn bắt tay với các đơn vị chuyên nghiệp về cung cấp giải pháp chuyển đổi số.

Vấn đề của các doanh nghiệp Việt Nam theo tôi thấy, là họ đã có tư duy về chuyển đổi số; song, họ còn tương đối mông lung về việc nên làm việc gì trước, việc gì sau. Trải qua quá trình trưởng thành cùng VCCorp, Bizfly Cloud với các kinh nghiệm đúc kết nhiều năm hiện vẫn đang hỗ trợ tư vấn các giải pháp mang tính tổng thể và đem lại hiệu quả lâu dài cho nhiều mô hình doanh nghiệp.

“Hạ tầng IT Cloud” là từ khóa được rất nhiều người trong cộng đồng công nghệ nhắc đến trong thời gian qua, phải chăng đây sẽ là mục tiêu mà các doanh nghiệp đều hướng đến để thay thế cho hạ tầng truyền thống?

Ứng dụng điện toán đám mây rộng rãi trên thế giới đã là xu thế hơn chục năm nay, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sử dụng hạ tầng truyền thống vẫn khá phổ biến. Sau thời gian giãn cách của xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cùng với chủ trương của Nhà nước đã xác định hạ tầng IT sẽ là một nền tảng có tầm quan trọng cốt yếu tương tự như hạ tầng viễn thông trước đây, là việc phải làm.

Tùy vào nhu cầu cụ thể và đặc thù kinh doanh, doanh nghiệp có thể chọn lựa cách triển khai phù hợp. Hình thức phổ biến là sử dụng mô hình kết hợp “Hybrid” giữa hạ tầng IT “đám mây” và truyền thống. Trong thực tế, nếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư 100% cho mô hình hạ tầng IT cloud, thì vẫn sẽ có những thành phần dữ liệu được bảo mật cao, với những dịch vụ hạ tầng IT cloud riêng biệt và chuyên biệt.

CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí

Ngoài những vấn đề trên thì điện toán đám mây còn sở hữu nhiều ưu điểm và lợi ích nổi trội hơn so với hạ tầng truyền thống có thể kể đến như: Đầu tiên là chi phí và công sức vận hành. Điện toán đám mây làm được 2 việc: Tiết kiệm chi phí và khoản tiền đầu tư ban đầu. Hiện tại với hạ tầng hybrid cloud, các khâu này chỉ tốn rất ít nguồn lực, ví dụ chỉ mất vài click để khởi tạo máy chủ theo nhu cầu thực tế tại thời điểm đó.

Tiếp đến, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp có khả năng “dùng tới đâu trả tiền tới đó” nhờ sự linh hoạt của mô hình cloud: Doanh nghiệp chỉ phải thanh toán cho đúng các dung lượng sử dụng như dung lượng lưu trữ, dung lượng truyền dữ liệu, dùng thêm bao nhiêu thì trả thêm bấy nhiêu, nhu cầu giảm đi thì chi phí giảm đi, nhu cầu phát sinh theo giờ nào thì chỉ phải trả chi phí cho giờ đó.

Về vấn đề bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật rất nghiêm ngặt bởi nếu có vấn đề xảy ra thì họ sẽ là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Ngoài kinh nghiệm bảo vệ hệ thống báo nội bộ gồm nhiều trang tin lớn như Kênh 14, CafeF, Cafebiz, GenK; hàng trăm tựa game của Soha Game, hay những lĩnh vực đòi hỏi nhu cầu bảo mật cao như tài chính chứng khoán, cổng thanh toán trực tuyến,…, hiện nay Bizfly Cloud đang hỗ trợ cảnh báo sớm khách hàng những lỗ hổng bảo mật hoặc rủi ro mà khách hàng có nguy cơ đối diện và cung cấp gói bảo mật chuyên biệt nếu khách hàng có yêu cầu.

Dự đoán của ông về chủ đề hạ tầng IT và chuyển đổi số trong thời gian sắp tới?

Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến hết năm 2020, tỷ lệ chuyển đổi sử dụng điện toán đám mây của doanh nghiệp trong nước mới đạt 20% thị phần, và đã đạt 40% nhờ “cú huých” Covid-19. Theo quan điểm cá nhân tôi, chuyển đổi số nói chung ở các doanh nghiệp sẽ diễn ra rất nhanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp đều đang chờ đón đà “hồi sinh” bùng nổ hậu dịch bệnh. Từ đó có thể dự đoán nhu cầu về chuyển đổi hạ tầng IT cũng sẽ tăng nhanh.

Quay trở lại với Bizfly Cloud, với vai trò là đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành vì sự thành công của quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy khả năng hòa nhập với xu thế toàn cầu của khách hàng trong nước.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

https://bizflycloud.vn/

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận