CEO Microsoft đã từng từ bỏ thẻ xanh công dân Mỹ vì tình yêu

CEO Microsoft đã từng từ bỏ thẻ xanh công dân Mỹ vì tình yêu

Trang Business Insider gần đây đăng tải câu chuyện nhập cư vì tình yêu kỳ lạ của CEO Microsoft Satya Nadella. Yêu vợ và muốn sớm đoàn tụ gia đình, Nadella đã từng làm một hành động ngược đời là từ bỏ tấm thẻ xanh dành cho công dân nước Mỹ mà nhiều người ao ước.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 12/1992, khi đó Satya Nadella vừa kết hôn nhưng vợ ông Anu vẫn sống ở quê nhà Ấn Độ. Chính điều này đã làm mọi việc rắc rối hơn.

Trong cuốn sách "Hit Refresh" (Tạm dịch: Làm mới) vừa ra mắt hôm thứ Hai vừa qua, Nadella đã viết "đó là một thời điểm hạnh phúc nhưng sự phức tạp của việc nhập cư nhanh chóng biến mọi sự trở nên thách thức hơn".

CEO Microsoft đã từng từ bỏ thẻ xanh công dân Mỹ vì tình yêu

(Ảnh: The CEO Magazine)

Năm đó, Nadella cũng vừa bắt đầu công việc nhà sáng chế kỹ thuật tại trụ sở Redmond nổi tiếng của Microsoft. Ông đã ở Mỹ từ khi đến đây học đại học vào năm 1988 và trở thành thường trú nhân vĩnh viễn ở miền đất hứa mang tên Hoa Kỳ, nghĩa là sở hữu tấm thẻ xanh mà nhiều người khao khát.

CEO Microsoft đã từng từ bỏ thẻ xanh công dân Mỹ vì tình yêu

(Ảnh: Immigration Direct)

Sau đám cưới Nadella có ý định đưa vợ sang Mỹ sống cùng ông. Rắc rối ở chỗ các nhà quản lý nhập cư đã bác đơn xin visa của vợ ông vì có cả một danh sách chờ rất dài những người muốn trở thành công dân mới của Mỹ theo diện vợ chồng như vợ ông. Vợ ông chỉ có thể xin được visa du lịch ngắn hạn và phải quay lại Ấn trước khi quá trễ.

Trước tình huống này, luật sư phụ trách nhập cư của Microsoft đã khuyên Nadella một mẹo thật thà nhưng cực kỳ rủi ro để né tránh việc chờ đợi một cách hợp pháp. Đó là Nadella phải từ bỏ thẻ xanh để nộp hồ sơ lại lần nữa, lần này chỉ xin cấp visa làm việc H1B. Loại visa H1B này chỉ là tạm thời chứ không có giá trị mãi mãi như thẻ xanh, vì vậy phải mất công gia hạn nhưng các nhân viên có H1B có thể đem theo vợ hoặc chồng mà không phải chờ đợi.

"Chuyện đó xảy ra là vì logic cứng nhắc của luật nhập cư", lời Nadella trong cuốn sách mới của ông.

Và thế là một năm rưỡi sau đó, tức tháng 6/1994, Nadella đến đại sứ quán Mỹ ở Delhi đề nghị trả lại thẻ xanh. Nghe chuyện, người thư ký chết lặng và hỏi "Tại sao?". Nadella nói về chính sách nhập cư điên khùng. Người thư ký lắc đầu và đưa cho Nadella một tờ khai. Sáng hôm sau, ông quay lại để nộp hồ sơ xin visa H1-B. "Kỳ diệu thay, mọi việc tốt đẹp" và vợ chồng ông lại đoàn tụ ở Seattle.

Sau đó, Nadella tiếp tục theo đuổi việc trở thành công dân Mỹ và đến hôm nay ông đã sở hữu tấm thẻ xanh mới.

Câu chuyện này có một kết cục buồn cười: hành động khác người trong việc nhập cư của Nadella không qua mặt được các đồng nghiệp của ông ở Microsoft và "điều mà tôi không mong đợi là ngay lập tức tiếng xấu lan khắp nơi làm việc".

Nhưng sau đó, mỗi ngày đều có người gọi ông để xin lời khuyên.

Một đồng nghiệp của ông tại Microsoft đã xin nghỉ việc sau khi visa H1-B hết hạn mà chưa nhận được thẻ xanh. Người này quay về Ấn Độ mở công ty riêng. Hôm nay, công ty trực tuyến dựa trên điện toán đám mây Snapdeal của Kunal Bahl có giá trị hơn 1 tỉ USD với năm ngàn nhân viên, theo nguồn India Times. "Mỉa mai thay là những công ty như Snapdeal lại đóng vai trò quan trọng trong tương lai của tôi và Microsoft".

Cũng theo Business Insider, hồi tháng 5 vừa qua Nadella đã lên tiếng kêu gọi tổng thống Donald Trump cải cách visa H1-B. Đẩy nhanh công tác vá các lỗ hổng trong hệ thống tư pháp của cường quốc này sẽ giúp các ông lớn như Microsoft dễ dàng nhập khẩu các nhân tài đủ chuẩn.

CEO Microsoft đã từng từ bỏ thẻ xanh công dân Mỹ vì tình yêu
(Ảnh: AP)

Cụ thể là trong cuộc phỏng vấn với American Public Media, Nadella bày tỏ quan điểm ủng hộ cải cách visa H1-B. Ông cho rằng việc này là tốt vì mọi quốc gia nên xem xét lại chính sách nhập cư và trong trường hợp này, đó là khả năng cạnh tranh của người Mỹ. "Cuối cùng, đây là chuyện của người lao động chuyên môn cao và chúng tôi khuyến khích việc sử dụng H1-B hợp lý, tất cả vì khả năng cạnh tranh tốt hơn của người Mỹ. Ít nhất là tại Microsoft, nghĩ đến visa H1-B hầu hết là lao động chuyên môn cao cho phép một công ty Mỹ có tính cạnh tranh trên toàn cầu", Nadella chia sẻ.

Steve Trần

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận