Cục Trẻ em bị chê phản ứng chậm với nguy hiểm của game kinh dị Momo

Cục Trẻ em bị chê phản ứng chậm với nguy hiểm của game kinh dị Momo

Cục Trẻ em bị chê phản ứng chậm với nguy hiểm của game kinh dị Momo

Hình ảnh nhân vật ám ảnh trong game hướng dẫn tự sát Momo xuất hiện trên YouTube.

Phát biểu với ICTnews mới đây, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông cho rằng, Cục Trẻ em đã vô trách nhiệm với vụ việc có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trẻ em như vậy. Cho đến ngày hôm nay (4/3), trên trang web chính thức của Cục cũng không hề đăng một dòng cảnh báo nào tới phụ huynh và nhà trường liên quan đến việc các clip game có hình ảnh và âm thanh rùng rợn, đe dọa trẻ em đang lan truyền trên mạng xã hội.

“Ít nhất Cục trưởng Cục Trẻ em phải phát ngôn trên báo chí để cảnh báo, sau đó có công văn chính thức gửi tới các trường học. Nhưng đến giờ trên trang web của Cục không có lấy một dòng cảnh báo, như vậy là khá vô trách nhiệm”, ông Nguyễn Quang Đồng cho hay.

Trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Quang Đồng cũng cho rằng, việc các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam yêu cầu mạng xã hội gỡ, chặn cũng không giải quyết được tận gốc của vấn đề. Mà trước mắt chỉ có cách chủ động tuyên truyền, hướng dẫn trong các trường học và phụ huynh cảnh giác để bảo vệ trẻ em, học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục Bảo vệ trẻ em cần ngay lập tức có một công văn thông báo trên toàn hệ thống giao dục để cảnh báo. Các cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước như VTV1, VOV cần phải được yêu cầu cảnh báo, truyền thông điệp mạnh mẽ trong công đồng.

Về dài hạn, cần phải có một hệ thống tham gia bảo vệ an toàn cho trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, Cục Bảo vệ trẻ em cần có một bộ phận chuyên trách cho vấn đề an toàn mạng (nhiều nước đã có hẳn một cơ quan riêng). Cơ quan này làm nhiệm vụ phản ứng nhanh với những trường hợp đe dọa an toàn người dùng, rồi hướng dẫn quy chuẩn an toàn, quy trình phản ứng và xử lý của các cơ quan nhà nước với các trường hợp đe dọa an toàn đó.

Đối với các mạng xã hội, cần phải hoàn thiện các công cụ chặn và lọc nội dung tiêu cực, về mặt pháp lý các quốc gia đều yêu cầu ngăn chặn các nội dung có ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Nhưng trên thực tế các mạng xã hội hiện chỉ lọc bằng hai cách: Lọc bằng thủ công, con người kiểm duyệt nội dung và chặn. Cách 2 là dùng trí tuệ nhân tạo lọc tự động, các mạng xã hội đang chạy đua để phát triển công cụ này.

“Nội dung số giờ là toàn cầu, xu hướng tìm kiếm người dùng lan theo trend từ nước này sang nước kia. Do đó, quản lý nội dung số cần có sự chủ động, dùng truyền thông là công cụ chính, chứ không phải cơ quan nhà nước chỉ ra lệnh gỡ là xong là giải quyết được vấn đề, không phải gỡ xong là không còn lo lắng gì nữa. Truyền thông cần phải được dụng làm công cụ chính đối với mục tiêu bảo vệ người dùng Internet, bảo vệ trẻ em Việt Nam”, ông Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh.

Vào cuối tháng 12/2018, ChildFund đã công bố kết quả nghiên cứu  dự án “An toàn trên mạng” - Swipe Safe đưa ra sau 8 tháng triển khai các hoạt động của dự án tại TP.Hòa Bình, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình); TP.Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) và TP.Cao Bằng, huyện Quảng Uyên (tỉnh Cao Bằng).

Đại diện ChildFund cho biết, trên thế giới cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người là trẻ em. Công nghệ số có thể tạo ra những thay đổi đáng kể cho những trẻ còn nhiều thiệt thòi, mang lại cho các em cơ hội mới để học tập, giao lưu xã hội và để người khác lắng nghe tiếng nói của các em. Và khi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trẻ em cũng phải đối mặt với những thách thức mới, từ việc bị bắt nạt trên mạng, tới sử dụng thông tin riêng tư của các em cho những mục đích sai trái hay hơn thế là xâm hại tình dục và bóc lột.

Nhận định sự thâm nhập của các hoạt động trực tuyến vào cuộc sống đang làm gia tăng nguy cơ mất an toàn cho trẻ em trên mạng. Bước đầu có thể thấy trẻ em tại 3 tỉnh miền núi này chưa biết cách tận dụng hiệu quả không gian mạng và đặc biệt là rất nhiều em trong số đó đang dùng mạng một cách thiếu an toàn.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng trẻ em dân tộc thiểu số ít có điều kiện tiếp cận với Internet, mạng xã hội. Thế nhưng, theo nghiên cứu, có tới 80% trẻ em tại Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng được khảo sát có thể truy cập Internet, kể cả những trẻ chưa có thiết bị cho riêng mình.

Sự thiếu an toàn trong sử dụng Internet, mạng xã hội của trẻ em tại các vùng triển khai dự án Swife Safe, theo phân tích của ChildFund Việt Nam, còn thể hiện qua việc trẻ kết bạn, tiếp xúc với nhiều người lạ trên mạng. Cụ thể, theo khảo sát, có tới 70% trẻ từng tiếp xúc với người lạ trên mạng. Trong đó, 53% trẻ em nữ từng gặp bạn bè trực tuyến ở ngoài đời thực; và con số này với các em nam là 65%. Dù khảo sát chưa sâu đến mức hỏi từng em về trải nghiệm các em gặp phải, songcó thể thấy rằng, qua số liệu thống kê trên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xâm hại, bạo lực, lừa đảo mà các trẻ em không lường được.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận