Giải pháp nào khi cáp biển liên tục gặp sự cố khiến người dùng than trời khi vào Internet?

Giải pháp nào khi cáp biển liên tục gặp sự cố khiến người dùng than trời khi vào Internet?

Giải pháp nào khi cáp biển liên tục gặp sự cố khiến người dùng than trời khi vào Internet?

Các nhà mạng cho rằng, sự cố cáp quang biển xảy ra liên tục trong thời gian gần đây là việc bất khả kháng, nhưng Việt Nam cần xây dựng nhiều tuyến cáp biển mới có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet cung cấp cho khách hàng.

Theo thông báo của đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG, ngày 26/2/2020, AAG đã tiến hành cấu hình lại nguồn để sửa sự cố trên phân đoạn S1G của tuyến cáp AAG. Việc sửa chữa này dẫn đến toàn bộ lưu lượng kết cuối/chuyển tiếp tại Vũng Tàu và Hồng Kông sẽ bị ảnh hưởng, người dùng sẽ gặp khó khăn khi truy cập Internet cáp quang hướng đi quốc tế.

Dự kiến đến ngày phải đến ngày 3/3/2020, lưu lượng kết nối đi quốc tế của Việt Nam sẽ đảm bảo hoạt động ổn định trở lại sau khi tuyến cáp AAG và IA sửa chữa xong sự cố.

Trước đó, trong tháng 11 và 12/2019 cả 3 tuyến cáp AAG, IA và AAE-1 đều gặp sự cố phải khắc phục khiến Internet cáp quang liên tục bị ảnh hưởng.  

Cụ thể ngày 14/11/2019, xảy ra sự cố phân đoạn S1H (VTU-BU4) gây mất toàn bộ dung lượng từ Việt Nam đi. Nguyên nhân sư cố: lỗi dò nguồn (shun fault), cách trạm cập bờ AAG VTU 164km. Hệ thống cáp này tiếp tục gặp sự cố vào ngày 22/12/2019 tại phân đoạn S1i (BU4- trạm cập bờ SLT Hồng Kông) gây mất toàn bộ dung lượng từ Việt Nam đi. Tiếp đến, ngày 05/01/2020 lại xảy ra sự cố trên phân đoạn S1G (BU3 kết nối đến Vũng Tàu và Hồng Kông-BU4 kết nối đến Brunei), không ảnh hưởng đến lưu lượng của Viettel. Tuy nhiên, trong thời gian sửa chữa phân đoạn S1G hệ thống sẽ phải tắt nguồn cấp cho BU3 và BU4 để đảm bảo an toàn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dung lượng từ Việt Nam đi

Ngày 04/12/2019, tuyến cáp biển IA xảy ra sự cố dò nguồn (shun fault) tại phân đoạn S1 (cách trạm lặp R4 khoảng 4km hướng Singapore - Toyohashi, Nhật Bản) gây mất toàn bộ dung lượng từ Việt Nam đi Singapore. Tiếp đến ngày 08/12/2019 xảy ra sự cố đứt sợi ở phân đoạn S2 (cách trạm lặp R11 37km hướng Toyohashi, Nhật Bản-Singapore) gây mất toàn bộ dung lượng từ Việt Nam đi Singapore.

Tuyến cáp biển AAE-1 cũng gặp sự cố ngày 09/12/2019 trên phân đoạn S1H.1 (FP#30). Ngay khi xảy ra sự cố, Viettel đã tiến hành bổ sung dung lượng trên các tuyến cáp biển khác như APG và đất liền qua hướng Trung Quốc đi Hồng Hồng Kông và hướng Campuchia đi Singapore để đảm bảo dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Ngay sau khi nhận được thông tin về kế hoạch bảo dưỡng tuyến cáp, Viettel đã nhanh chóng tiến hành bổ sung dung lượng trên tuyến cáp biển AAE-1 và cáp đất liền để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Đại diện CMC Telecom cho hay, ngay sau khi cáp quang biển bị đứt CMC Telecom đã chuyển sang đường cáp đi trên đất liền nên vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. “CMC Telecom có đối tác chiến lược là tập đoàn Time của Malaysia, tập đoàn có thế mạnh về các tuyến cáp quang cả trên biển và đất liền. Vì vậy, khi cáp quang biển bị đứt CMC đã chuyển sang tuyến cáp quang đi qua các nước Đông Nam Á gồm Campuchia, Thái Lan…Vì vậy, CMC Telecom vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ khi các tuyến cáp quang biển bị đứt”, đại diện CMC Telecom nói.

Đại diện CMC Telecom còn cho rằng, các tuyến cáp quang biển của Việt Nam kết nối đi quốc tế liên tiếp gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet nếu không có các tuyến cáp quang dự phòng. Để giải được bài toán này , Việt Nam cần phải xây dựng nhiều tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế. Hiện nay, Việt Nam mới có 7 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế, trong khi đó Singapore có tới 45 tuyến kết nối đi quốc tế. Thực tế vừa qua có 2/7 tuyến cáp quang gặp sự cố chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Vì vậy, Bộ TT&TT cần xem xét để thúc đẩy có nhiều tuyến cáp quang kết nối đi quốc tế để tránh trường hợp tuyến cáp quang biển bị đứt ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

“Mới đây, khi sự cố cáp quang biển liên tục xảy ra cũng đã ảnh hưởng đến FPT Telecom. Tuy nhiên, ngay sau đó FPT Telecom đã kết nối lưu lượng cáp quang biển qua tuyến cáp đi trên đất liền. Vì vậy, FPT vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng khi tuyến cáp quang biển liên tục bị đứt và bảo dưỡng”, đại diện FPT Telecom nói

Đồng tình với quan điểm này của CMC Telecom về vấn đề đảm bảo kết nối của Việt Nam, đại diện FPT Telecom cho rằng, Việt Nam cần có nhiều tuyến cáp quang biển kết nối quốc tế để tránh ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khi sự cố xảy ra với vài tuyến cáp quang biển. Vì vậy, Bộ TT&TT cần có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác xây dựng nhiều tuyến cáp quang biển mới.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận