Hàng loạt người biểu tình đeo mặt nạ Zuckerberg và áo phông "Fix Fakebook" tại Anh

Hàng loạt người biểu tình đeo mặt nạ Zuckerberg và áo phông "Fix Fakebook" tại Anh

Hàng loạt người biểu tình đeo mặt nạ Zuckerberg và áo phông Fix Fakebook tại Anh

Dòng người biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Anh với  biểu tượng giận dữ.

Thứ 5 vừa qua, Facebook đã phải đối mặt với sự sa thải dữ dội từ Chính phủ Anh sau báo cáo rò rỉ thông tin người dùng từ Công ty dữ liệu Cambridge Analytica thuộc nước này.

Thậm chí Giám đốc công nghệ Mike Schroepfer của Facebook đã phải thay mặt cho CEO Mark Zuckerberg đến Westminster để tiếp nhận cuộc điều tra từ Chủ tịch Quốc hội Damian Collins và các thành viên khác. Bên ngoài tòa nhà nơi cuộc điều tra diễn ra, hàng loạt người biểu tình đã đeo mặt nạ có hình Mark  Zuckerberg và áo phông in chữ "Fix Fakebook - Sửa chữa Fakebook".

Hàng loạt người biểu tình đeo mặt nạ Zuckerberg và áo phông Fix Fakebook tại Anh

Hàng loạt câu hỏi đầu tiên tập trung vào Công tyCambridge Analytica, nhấn mạnh về việc có bao nhiêu người sử dụng Facebook ở Anh đã bị ảnh hưởng dữ liệu cá nhân. Bởi số tiền đến từ nước ngoài nhằm thao túng và tham gia vào chiến dịch vận động tranh cử Tống thống Mỹ năm 2016. Schroepfernói rằng anh không hề có bất cứ số liệu cụ thể nào và đây cũng là một trong nhiều câu hỏi mà Giám đốc công nghệ này hứa sẽ cung cấp thông tin ở phiên thẩm vấn sau.

Còn thành viên của Quốc hội Julian Knight lại cáo buộc Facebook đã có những "âm mưu" tiềm ẩn nhằm trốn tránh pháp luật, ông kêu gọi mạng xã hội này xin lỗi vì đã bắt nạt các nhà báo bằng những đe dọa về pháp lý. "Facebook, bạn là một nền tảng không có đạo đức và bạn cũng không ngây thơ để dễ bị chi phối bởi những người như Cambridge Analytica. Mà vấn đề đến từ chính bạn", Knight phát biểu.

Những bí ẩn đằng sau vụ việc đang dần sáng tỏ

Hàng loạt người biểu tình đeo mặt nạ Zuckerberg và áo phông Fix Fakebook tại Anh

Đầu tuần này, Ủy ban Quốc hội Anh đã tổ chức một cuộc điều tra khác đối với Aleksandr Kogan - người đã thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng Facebook bằng một ứng dụng, sau đó chuyển dữ liệu này đến Cambridge Analytica thông qua công ty GSR của mình. Kogan cho biết đồng sáng lập GSR với mình là Joseph Chancellor - hiện đang làm việc cho Facebook.

Phía Facebook, Schroepfer đã phản bác lại rằng mình không hề biết điều đó trong lúc thuê Joseph Chancellor và cũng không chắc về vị trí của người này trong Công ty. Tuy nhiên Schroepfer thừa nhận rằng tại thời điểm ứng dụng của Kogan khai thác dữ liệu người dùng, Facebook đã không đọc các điều khoản và điều kiện cho các ứng dụng bên thứ ba. Thay vì đào sâu tìm hiểu về vụ việc cũng như đề phòng việc vi phạm dữ liệu có thể xảy ra trong nội bộ, Facebook chỉ tìm hiểu sơ qua vấn đề.

"Nhìn lại thì đây đúng là một sai lầm", Schroepfer nói, còn khi nhắc đến cách mà nền tảng Facebook đã bị thao túng, anh cho rằng: "Chúng tôi không hiểu đầy đủ về mối đe dọa". Có vẻ như nước Anh đang thực sự có những động thái tẩy chay mạng xã hội lớn nhất này và bảo vệ cho Công ty Cambridge Analytica thuộc nước mình.

Trên thực tế cuộc điều tra về tin tức giả mạo trên nền tảng Facebook tại nước Anh bắt đầu cả trước khi báo cáo của Cambridge Analytica vào giữa tháng 3 vừa qua. Giám đốc chính sách Simon Milner của Vương quốc Anh đã bắt đầu đưa ra những câu hỏi vào tháng 2, cũng như rất nhiều nghị sĩ nhiều lần thúc dục CEO Mark "xuất đầu lộ diện" để trả lời.

Thế nhưng, cho đến tận buổi điều tra diễn ra hôm thứ 5 vừa qua, Mark vẫn để Giám đốc công nghệ đi thay mình. Liệu những động thái bất hợp tác của Mark và sự tẩy chay rầm rộ của người dân, Anh có là nước tiếp theo cấm cửa Facebook?

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận