Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

2017 có thể gọi là một năm thành công về mặt tài chính đối với các Big Tech như Apple, Google, Facebook, và Amazon, các hãng lần lượt công bố lợi nhuận khủng và chúng ta cũng chứng kiến được giá cổ phiếu tăng vọt từ đó.

Thế nhưng các gã khổng lồ công nghệ này lại làm cho các vấn đề tiêu cực về xã hội ngày càng tăng, đồng thời phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng. Giáo sư về marketing Scott Galloway của Đại học New York đã đưa ra lời giải thích tại sao chính phủ phải kiếm soát các công ty công nghệ cao chặt chẽ hơn nữa, giống như đã làm với nhà mạng AT & T vào năm 1980.

Trước khi kết thúc năm 2017, hãy cũng nhìn lại những vấn đề nổi trội mà các Big Tech đã gây cho chúng ta là gì:

1. Chính sách kiểm định quá lỏng lẻo

Suốt năm 2017, những tin tức được lặp đi lặp lại nhiều lần là các hành vi xấu như tuyên truyền, phân biệt chủng tộc, nạn ấu dâm và hàng loạt ý kiến cực đoan khác đã tấn công vào các công ty công nghệ cao. Các công ty đang lạm dụng những tin tức và hành vi xấu để kiếm tiền, thay vì hành động thực tế để ngăn chặn chúng.

Đáng chú ý nhất là vụ việc của YouTube khi nền tảng video lớn nhất này đang trở thành "vùng đất màu mỡ" cho các hành vi xấu, khi mà hàng loạt video có nội dung xấu nhắm vào trẻ em xuất hiện trên trang chủ.

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Video có nội dung phản cấm nhắm vào trẻ em tràn ngập trên YouTube.

Vào tháng 2 vừa rồi, tờ Wall Street Journal cũng đã đăng tin về PewDiePie - YouTuber có lượt theo dõi nhiều nhất đã có những nhận xét suồng sã về vấn đề phân biệt chủng tộc, cũng như truyền bá hình ảnh Phát xít. Dẫn đến việc YouTube nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ với PewDiePie, huỷ bỏ series phim và đá anh ta ra khỏi chương trình quảng cáo ưa thích của mình. Điều đó có thể thấy rằng Google đang dần bất lực trong việc kiểm soát "đứa con" của mình.

Thế nhưng hành động này chỉ mang tính chất "mất bò mới lo làm chuồng", nếu ngay từ đầu YouTube có những chính sách kiểm định chặt chẽ hơn thì sẽ không xảy ra những vụ việc nghiêm trọng như bây giờ. YouTube không phải là mạng xã hội duy nhất đang mất quyền kiểm soát dịch vụ của mình và mở cửa cho những hành vi xấu.

Một trong những điều tra của ProPublica cũng đã phát hiện ra dịch vụ quảng cáo tự động của Facebook đang cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu vào "những kẻ ghét người Do Thái", đồng thời loại mọi người ra khỏi những quảng cáo có liên quan đến sắc tộc. Chỉ trong tuần này, ProPublica và The New York Times thậm chí đã khám phá ra việc Facebook đang giúp các nhà tuyển dụng đang loại bỏ những người ở lứa tuổi nhất định không nhìn thấy quảng cáo mà họ đang chạy, đây rõ ràng là một việc làm bất hợp pháp.

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Facebook chấp thuận quảng cáo thử nghiệm của ProPublica, với màn hình phê duyệt độ tuổi từ "18 đến 65 tuổi".

Sau khi bị "bắt thóp", Facebook đã tảng lờ sang một vấn đề khác mà không có bất cứ giải thích nào.

Rõ ràng, các công ty công nghệ cao đang có những hành động lén lút và sẽ không chịu dừng lại cho đến khi bị phát hiện, có thể thấy được thái độ "vô tâm" mà các công ty đang ném vào vào người tiêu dùng.

2. Thất bại trong cuộc chiến chống tin "fake"

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

 Sau khi lãnh đạo của 3 công ty công nghệ Facebook, Google, Twitter được yêu cầu ra điều trần tại Quốc hội Mỹ vì nghi án giúp nước Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, 3 mạng xã hội này đã hứa sẽ ngừng phát tán các tin tức giả mạo trong năm nay. Thế nhưng lời hứa của các công ty đều bị gió cuốn đi, các thông tin sai lệch vẫn tiếp tục bị lan truyền.

Đặc biệt là khi Google, Facebook tiếp tay cho việc lan truyền sai lệch vụ xả súng Las Vegas vào tháng 10. Một trang web có tên Gateway Pundit cũng đăng tải bài viết trong đó khẳng định nghi phạm của vụ xả súng là 4chan - một đảng viên Dân chủ, thích người dẫn chương trình truyền hình Rachel Maddow và có liên kết với lực lượng quân đội chống Tổng thống Donald Trump. Tuy tin tức này là hoàn toàn sai lệch, thế nhưng Google vẫn xếp từ khóa này vào mục tìm kiếm hàng đầu, dẫn đến việc mọi người liên tục chia sẻ và tin "fake" ngày càng lan rộng hơn.

Năm 2017, những thông tin giả mạo không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền chính trị trong và ngoài nước, mà còn làm suy yếu niềm tin của người dân vào nền dân chủ. Dẫn đến những hậu quả thương tâm, như vụ thảm sát tộc người Rohingya ở Myanmar đã được lan truyền trên Facebook bởi visrus hoaxes, theo tin tức từ thời báo The New York Times đã đưa ra.

3. Phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc truyền thông

Sự lan rộng của tin tức giả mạo một phần là do Facebook, Google và Twitter liên tục phủ nhận việc mình đang làm ăn trong lĩnh vực truyền thông. Không chỉ cung cấp cho hàng tỷ người mỗi tháng, các công ty Big Tech còn chạy quảng cáo cho những tin tức đó, thậm chí còn liên kết với các công ty truyền thông để sản xuất các chương trình truyền hình trực tuyến.

Các mạng xã hội lớn chỉ coi mình là người cung cấp dịch vụ mà quên đi việc sàng lọc nguồn tin. Cho đến khi nhận ra trách nhiệm phải phối hợp với các công ty truyền thông là phải điều tra sự thật những câu chuyện, video thì đã trở thành "tam sao thất bản" rồi.

4. Các CEO không minh bạch

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Khi Quốc hội kêu gọi Facebook, Google và Twitter lên tiếng về việc liên quan trong "cuộc chiến Nga và Mỹ",các nhà lãnh đạo của Big Tech đã không có bất cứ bình luận nào.

Các CEO không giải thích tại sao công ty mình lại cho phép mọi người trả tiền để quảng cáo thông tin về cuộc bầu cử, họ từ chối hỗ trợ pháp luật để minh bạch vấn đề, cũng như không hề biết đến những nỗ lực tuyên truyền mà Nga chi phối.

Tồi tệ nhất, công chúng Mỹ phải nghe tất cả những điều vô nghĩa này không phải từ CEO mà từ các luật sư của họ.

5. Các gã khổng lồ công nghệ dần lớn mạnh nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao

Năm 2017 lợi nhuận lớn cho các công nghệ cao nhưng thất bại cho xã hội

Điều lo lắng về các công ty công nghệ lớn trong năm nay chính là hành động lấn sân vào những lĩnh vực mới, khiến cho mức độ lớn mạnh ngày càng không kiểm soát được.

Amazon không chỉ bán lẻ sản phẩm trực tuyến đã mua lại chuỗi cửa thực phẩm chức năng Whole Foods, mở rộng dòng loa thông minh Echo với trợ lý ảo Alexa.

Tất cả những gã khổng lồ về công nghệ, đặc biệt là Apple, đều được hưởng lợi từ luật giảm thuế doanh nghiệp vừa được kí bởi Tổng thống Donald Trump. Cũng như đưa ra những chính sách khuyến khích các công ty đưa hàng tỷ USD tiền mặt gửi vào tài khoản ở nước ngoài.

Điều đó có thể chấp nhận được nếu công nghệ lớn có thể chia sẻ lợi nhuận một cách rộng rãi, ví dụ bằng cách xây dựng các nhà máy mới, thuê nhiều công nhân hoặc trả lương cho nhân viên hiện tại. Thay vào đó, các Big Tech lại trốn thuế bằng cách xây dựng những công ty ảo tại các nước miễn giảm thuế hoặc thu thuế cực thấp, trong phi vụ "Hồ sơ Paradise" tại Ai-len.

Các công ty lớn ngày càng lớn mạnh sẽ không còn chỗ cho các công ty trẻ sáng tạo thay thế chúng. Năm 2017 chứng kiến sự ra đời của nhiều start-up nhưng không thể cạnh tranh được với các tập đoàn khổng lồ, thay vào đó start-up nhỏ sẽ được mua lại bởi các là các công ty lớn.

Ví dụ điển hình là sau những đàm phán không thành công để mua lại Snapchat, gã khổng lồ Facebook đã cho ra đời những tính năng tương tự Snap trên Instagram và Facebook, hòng thu hút số lượng người dùng và chính thức đè nẹp Snapchat.

Nếu như người tiêu dùng có một tầm nhìn sáng suốt có thể thấy rằng tuy thống trị của công nghệ ngày một tăng trong năm nay, nhưng nguy cơ về sự thất bại sẽ không còn xa trong năm 2018. Các gã khổng lồ công nghệ có thể dần thành siêu cường nhưng những vết nứt tập thể trong áo giáp của họ đang dần loang rộng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận