Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi?

Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi?

Đối với CEO của Singtel, Chua Sock Koong, 2019 đáng lẽ ra phải là một năm đáng nhớ. Bà bắt đầu làm việc tại công ty viễn thông lớn nhất Singapore cách đây 30 năm, nhưng thay vì vui mừng kỷ niệm cột mốc này với phần thưởng "bội thu", công ty đã phải cắt giảm một khoản tiền lớn, khiến cho thu nhập hàng năm của bà bị giảm xuống một nửa xuống còn 3,54 triệu SGD.

Cú "shock" này xảy ra sau khi Singtel công bố lợi nhuận ròng tuột dốc tới 43%, xuống còn 3,1 tỷ SGD trong năm (tính đến tháng 3), chạm mức thấp nhất trong 16 năm hoạt động. Công ty viễn thông này nhanh chóng thừa nhận rằng năm vừa qua là một năm đặc biệt khó khăn. Chủ tịch của Singtel, Simon Israel cho biết đó là hậu quả từ một "cơn bão đến đúng thời điểm" của sự cạnh tranh khốc liệt và bất ổn kinh tế đang gia tăng.

Như Singtel, nhiều công ty viễn thông khác ở Đông Nam Á cũng đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm chạp và lợi nhuận sụt giảm. Những gì họ đang hứng chịu dường như trái ngược với nền kinh tế internet trong khu vực - một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Các telco cung cấp cho nền kinh tế internet rất nhiều sự kết nối mang tính "huyết mạch" như dữ liệu. Tuy nhiên, thay vì đi cùng hướng đến sự thành công, rất nhiều trong số đó đang ở tình trạng khó khăn.

Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi? - Ảnh 1.

Trong một thông báo chung được công bố vào cuối năm ngoái, Google và Temasek ước tính rằng nền kinh tế internet của Đông Nam Á đã tăng trưởng hơn 30% mỗi năm trong vòng 3 năm trước. Họ dự báo rằng với lượng người mua sắm trực tuyến, mua thực phẩm thông qua các ứng dụng và theo dõi video trên các thiết bị cầm tay lớn hơn, thì nền kinh tế số sẽ tăng vọt lên 240 tỷ USD vào năm 2025, từ 72 tỷ USD vào năm ngoái.

Các start-up và công ty đầu tư mạo hiểm quốc tế đã thành lập những trụ ở ở Đông Nam Á. Trong khi đó, một số start-up lớn nhất khu vực, như Grab và Go-jek, đã huy động được hàng tỷ USD vốn. Tuy nhiên, các công ty cung ứng cơ sở hạ tầng đứng sau sự bùng nổ này lại không thể ăn mừng được như số trên. Họ phải đối mặt với cuộc chiến về giá cả, cắt giảm các loại chi phí và sự cạnh tranh trong ngành. Đối với họ, cuộc vui có thể không bao giờ diễn ra.

"Rẻ như bèo"

Lý do chủ yếu giải thích tại sao nền kinh tế internet đã khởi sắc rực rỡ đến vậy đó là chi phí truy cập giảm bớt, đặc biệt là dữ liệu. Theo một nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu Cable, dữ liệu di động ở Đông Nam Á thuộc top những khu vực có giá thấp nhất thế giới.

Cụ thể, chi phí cho 1GB dữ liệu ở Myanmar chỉ là 0,87 USD, là quốc gia có chi phí dữ liệu rẻ nhất thế giới. Malaysia giữ vị trí thứ 15, 1GB có giá chỉ 1,87 USD. Tự do hoá thị trường trong không gian của các công ty viễn thông được bắt đầu vào những năm 2000 và tăng tốc trong vài năm qua. Với nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện khắp thị trường, chẳng hạn Singapore có tới 11 telco, thì cuộc chiến về giá cả bắt đầu nổ ra.

Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi? - Ảnh 2.

Ở khắp các khu vực từ Thái Lan đến Philippines và Malaysia, các telco đã ở "tranh đấu" để giành thị phần, họ mạnh tay giảm giá cho dịch vụ dữ liệu và di động để lôi kéo người dùng. Điều này đã gây tổn hại đến những thị trường nhỏ hơn như Singapore. Quốc gia nhỏ bé này có tổng cộng 11 công ty viễn thông, với 3 "ông lớn" là StarHub, M1 và Singtel

Các telco của Singapore đã cắt giảm chi phí dữ liệu cho người dùng, trong nỗ lực giành thị phần. Khoảng 20 gigabytes dữ liệu di động có giá ít nhất là 18 SGD/tháng, trong khi 5 năm trước, 3 gig "tốn" tới 40 SGD/tháng. Ngay cả người tiêu dùng đã được hưởng mức giá hấp dẫn hơn với nhiều chương trình khuyến mãi, thì các telco vẫn phải cắt giảm phần lớn chi phí. Ví dụ, StarHub đã phải triển khai kế hoạch tái cấu trúc vào tháng 10 năm ngoái, sa thải 10% nhân viên và cắt giảm cổ tức.

Những vấn đề về quy mô

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, họ muốn hướng đến một kết quả rõ ràng là sự sống còn của kẻ mạnh nhất trong mảng kỹ thuật số. Trong trường hợp này, quy mô càng lớn thì càng dễ trở thành kẻ chiến thắng.

Theo một phần của thoả thuận, Digi của Malaysia, 49% được sở hữu bởi Telenor, và Celcom, sở hữu hoàn toàn bởi Axiata, sẽ sáp nhập để trở thành công ty viễn thông lớn nhất Malaysia. Lý do của thương vụ này chỉ đơn giản là đạt được quy mô, trở thành "ông lớn" trong khu vực và hoạt động tại 9 thị trường của châu Á.

Kế hoạch sáp nhập này đang đối mặt với sự phản đối từ người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách. Người dùng lo ngại rằng khi 2 công ty này sáp nhập thì họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để sử dụng dịch vụ. Khi Digi và Celcom sáp nhập, họ sẽ có được 1/3 thị phần tại thị trường viễn thông Malaysia. Tương lai đối với Singapore cũng mờ mịt tương tự như vậy.

Đa dạng hoá

Tuy nhiên, trong khi quy mô lớn sẽ giải quyết được vấn đề cạnh tranh trong ngành, thì một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa đó là sự cạnh tranh bên ngoài ngành. Các telco phải nhận ra rằng cục diện đã thay đổi nhanh chóng. Thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi, với sự phát triển của các ứng dụng trực tuyến như Netflix, và nhiều công ty cũng chưa thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi? - Ảnh 3.

Một số nhà viễn thông lớn khác cùng khu vực, như Viettel đã bắt đầu chấp nhận rủi ro. Chi nhánh dịch vụ bưu chính và chuyển phát, Viettel Post, đã ra mắt dịch vụ gọi xe có tên MyGo, với mục tiêu đầy tham vọng là có lợi nhuận vào năm 2021.

Ramakrishna Maruvada, nhà phân tích của Daiwa, cho hay: "Singtel đã sớm xác định nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực giao thoa với kinh doanh viễn thông truyền thống, nhưng rõ ràng rằng lĩnh vực kinh doanh này phải rất lâu mới phát triển hoặc có quy mô đầy đủ để thúc đẩy lợi nhuận."

Hiện tại, những người chiến thắng chính là người tiêu dùng. Chẳng hạn, cậu sinh viên Xander Lim, đang "tận hưởng" cuộc chiến giữa "ma mới" và "ma cũ". Điện thoại di động là đồ vật đầu tiên anh chạm vào khi mới thức dậy và cũng là đồ vật cuối cùng anh sử dụng trước khi đi ngủ. Khi tới trường, cậu sinh viên 23 tuổi này nghe nhạc trên Spotify, theo dõi những bài đăng mới trên Instagra, và xem phim trên Netflix bằng chiếc điện thoại iPhone XS.

Anh chia sẻ: "Chi phí dữ liệu 'rẻ như bèo' nên việc tải xuống một thứ tôi muốn xem lại không thành vấn đề. Tôi nghĩ rằng không có gì phải lo lắng về mức giá của dữ liệu."

Hương Giang

Theo Trí thức trẻ/SCMP

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận