Người dùng bị Facebook theo dõi dù tắt định vị và không check-in

Người dùng bị Facebook theo dõi dù tắt định vị và không check-in

Người dùng bị Facebook theo dõi dù tắt định vị và không check-in

Facebook vẫn gửi quảng cáo dựa theo địa điểm ngay cả khi họ cấm công ty truy cập GPS trên điện thoại, tắt lịch sử vị trí trên ứng dụng, giấu địa chỉ làm việc trên trang cá nhân và không bao giờ sử dụng tính năng check-in.

Theo nhà nghiên cứu quyền riêng tư Aleksandra Korolova, không có biện pháp nào người dùng có thể trông cậy để ngăn việc dữ liệu địa điểm của mình bị các nhà quảng cáo sử dụng. Cô cho rằng Facebook tạo ra “ảo giác về sự kiểm soát” thay vì cho người dùng quyền kiểm soát thực sự đối với các quảng cáo mục tiêu dựa theo địa điểm.

Người dùng Facebook có thể quản lý lượng thông tin gửi cho công ty về địa điểm, thông qua việc kích hoạt dịch vụ vị trí cho Facebook, cho phép iPhone cung cấp dữ liệu vị trí siêu chính xác hay “check-in” các cửa hàng, quán ăn, rạp hát để nói cho Facebook biết họ đang ở đâu. Song họ lại không thể ngăn mạng xã hội biết họ ở đâu hay không thể ngăn mạng xã hội bán quảng cáo dựa theo các dữ liệu ấy.

Dù đã làm mọi cách có thể để giảm tối đa những gì mạng xã hội biết về vị trí của mình, nhà nghiên cứu viết: “Facebook hiển thị các quảng cáo nhằm vào “người sống gần Santa Monica” (nơi tôi sống) hay “người sống hay mới đây sống gần Los Angeles” (nơi tôi làm việc). Hơn nữa, tôi nhận thấy mỗi khi di chuyển vì công việc hay nghỉ ngơi, Facebook tiếp tục theo dõi địa điểm của tôi và dùng nó cho quảng cáo: một chuyến đi tới công viên quốc gia Glacier dẫn đến một quảng cáo dành cho các hoạt động tại Whitefish, Montana; một chuyến đi tới Cambridge, MA sẽ nhận được quảng cáo tại đây; một chuyến thăm Herzliya, Israel cũng vậy”.

Phóng viên Julia Carrie Wong của The Guardian cũng có trải nghiệm này. Hồi tháng 4, cô phát hiện Facebook “biết tôi đi công tác đến Montana, Seattle và San Diego dù tôi chưa bao giờ cho phép mạng xã hội theo dõi bằng GPS”. Chuyên gia Korolova viết Facebook báo với các nhà quảng cáo rằng họ biết vị trí người dùng từ địa chỉ IP, dữ liệu Wi-Fi và Bluetooth.

Trong tài liệu bán hàng, Facebook viết: “Quảng cáo dựa theo địa điểm được phát triển với ý thức về quyền riêng tư. Mọi người có quyền kiểm soát thông tin địa điểm gần đây mà họ chia sẻ với Facebook và sẽ chỉ nhìn thấy quảng cáo dựa theo địa điểm gần đây nếu dịch vụ địa điểm được kích hoạt trên điện thoại”. Theo Korolova, phát hiện của cô cho thấy “khẳng định này hoàn toàn sai”.

Cô cho rằng Facebook cần mang lại cho người dùng tùy chọn thoát khỏi dịch vụ địa điểm hoàn toàn, hoặc ít nhất là khả năng kiểm chứng việc sử dụng dữ liệu địa điểm, loại trừ các khu vực cụ thể ra khỏi phạm vi được sử dụng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận