Nhà thông minh: Tiện chưa chắc đã lợi

Nhà thông minh: Tiện chưa chắc đã lợi

Nhà thông minh tuy tiện lợi những cũng có nhiều mặt trái
Nhà thông minh tuy tiện lợi những cũng có nhiều mặt trái.

Mục đích chính của cuộc cách mạng nhà thông minh, hay công nghệ nói chung là biến cuộc sống trở nên dễ chịu và tốt đẹp hơn. Bạn dễ dàng nhìn thấy mặt tốt của nhà thông minh bởi nó sẽ tạo cho bạn cảm giác sống trong ngôi nhà lý tưởng mà không phải lo lắng về quá nhiều thứ.

Những công việc lặt vặt nhưng tốn nhiều thời gian như nấu nướng, pha cafe, giặt đồ... đều được tự động hóa. Thậm chí, nguy cơ hao hụt điện nước cũng bị loại trừ bởi mọi thứ đều được vận hành thông minh. Nhưng đổi lại là không ít phiền phức, ví dụ việc thiết lập cơ chế đèn tự động tắt mở khi bạn vào hoặc ra khỏi phòng. Việc thiết lập rất tốn thời gian, nhất là khi để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và ổn định. Đôi khi bạn tự hỏi điều đó có đáng hay không, nhất là khi chỉ cần bật tắt công tắc đèn trong chớp mắt là xong.

Quá nhiều ứng dụng điều khiển nhà thông minh sẽ khiến bạn rối trí.
Quá nhiều ứng dụng điều khiển nhà thông minh sẽ khiến bạn rối trí.

Việc học điều khiển thiết bị thông minh cũng là vấn đề đáng nói. Chẳng hạn, học vận hành bộ điều chỉnh nhiệt Nest không hề đơn giản chút nào. Đó là chưa kể tới việc chạy ứng dụng riêng.

Hãy tưởng tượng bạn có 10 thiết bị thông minh trong nhà, mỗi thiết bị có một ứng dụng điều khiển riêng. Cài đặt và điều khiển cả 10 ứng dụng này trên điện thoại cũng đủ khiến bạn phát mệt.

Ngoài ra, giao diện điều khiển của phần lớn thiết bị thông minh không được trực quan cho lắm. Khi gặp khó khăn trong việc điều khiển thiết bị nào đó, nó sẽ làm bạn chán nản tới mức không muốn sử dụng chúng nữa.

Nói công bằng, một số thiết bị nhà thông minh có ích thực sự. Chẳng hạn, Nest giúp đơn giản việc điều chỉnh nhiệt độ bên trong ngôi nhà, đồng nghĩa với tiết kiệm năng lượng tối đa, chính là tiết kiệm tiền bạc cho bạn. Tuy nhiên, có những thiết bị sở hữu những tính năng không xứng với số tiền mà bạn bỏ ra.

Lấy ví dụ loại robot lau nhà Roomba, vốn được coi hiện đại nhưng lại khiến bạn phải móc hầu bao từ 300 tới 1.000 USD, trong khi máy hút bụi truyền thống chỉ khoảng 30 USD tới 100 USD. Vậy có hợp lý khi bạn phải trả gấp 10 lần cho sự tiện nghi?

Rất nhiều sản phẩm thông minh được quảng cáo có thể làm tất cả nhưng thực tế chúng không xuất sắc ở tính năng cụ thể nào.

Tại sao bạn phải trả thêm hàng trăm USD cho chiếc tủ lạnh thông minh có thể lướt web trong khi bạn đã có trong tay smartphone, tablet hoặc máy tính có thể vào web hiệu quả hơn rất nhiều?

Nhiều thiết bị thông minh chỉ ra mắt một thời gian rồi đột nhiên biến mất hoàn toàn trên kệ. Nhà sản xuất có thể phá sản và hậu quả là người dùng bị bỏ rơi. Ngành công nghiệp nhà thông minh vẫn trong giai đoạn sơ khai nên mọi thứ còn thay đổi. Và khi sự thay đổi diễn ra, những thiết bị và ứng dụng đi kèm đương nhiên bị vứt lại phía sau.

Rất nhiều sản phẩm đột phá xuất hiện trên Kickstarter, một tổ chức cấp vốn cho các ý tưởng sáng tạo, nhưng cũng nhanh chóng lặn không sủi tăm.

Nhiều thiết bị thông minh bị nhà sản xuất bỏ rơi sau khi ra mắt
Nhiều thiết bị thông minh bị nhà sản xuất bỏ rơi sau khi ra mắt.

Rất nhiều thiết bị thông minh đã ra mắt nhưng cũng nhiều không kém những sản phẩm rơi vào quên lãng như Staples Connect Hub hay Amazon Echo Dot.

Sự lỗi thời là vấn đề lớn trong ngành công nghệ và đặc biệt nghiêm trọng hơn với lĩnh vực nhà thông minh. Bạn sẽ không thể biết rằng công ty hoặc nhà sản xuất đó khi nào đóng cửa.

Chẳng hạn, bạn mua camera thông minh có chức năng upload video tự động lên dịch vụ lưu trữ đám mây của nhà sản xuất. Đột nhiên, dịch vụ này không hoạt động nữa, bạn mất đi một trong những tính năng thú vị nhất, chưa kể việc không thể lấy lại các đoạn video đã quay.

Có thể bạn cho rằng trợ lý ảo Amazon Echo cực tiện lợi, nhưng ai dám đảm bảo chúng an toàn. Liệu ai đó có nghe lén các mẩu hội thoại riêng tư của bạn? Hay như camera của smartTV, ai dám chắc chúng ta không bị xem trộm.

Coi chừng nguy cơ phản chủ của thiết bị thông minh.
Coi chừng nguy cơ phản chủ của thiết bị thông minh.

Những lo ngại này là có thật bởi các thiết bị thông minh đều được kết nối Internet, mà tất cả thiết bị kết nối Internet đều có nguy cơ bị nghe lén hoặc xâm nhập.

Đôi khi những thiết bị an ninh thông minh lại phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn mua camera an ninh để kiểm soát căn nhà từ xa, nhưng nếu bị tin tặc xâm nhập, camera sẽ trở thành tai mắt của kẻ trộm. Bạn đi đâu, làm gì trong nhà chúng đều biết rõ như lòng bàn tay.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận