Nóng chuyện người cách ly tranh thủ đi nhậu, ăn phở Vui trước giờ "lên đường"

Nóng chuyện người cách ly tranh thủ đi nhậu, ăn phở Vui trước giờ "lên đường"

Mới đây, một người hàng xóm bệnh nhân N.H.N ở Trúc Bạch ,  chia sẻ câu chuyện người này phải cách ly vì sống cùng khu vực với bệnh nhân N. Trước khi đi cách ly tập trung theo yêu cầu của chính quyền, người thanh niên này đã nấn ná, tranh thủ đi nhậu rồi vào ăn một quán phở ngon.

Nóng chuyện người cách ly tranh thủ đi nhậu, ăn phở Vui trước giờ lên đường

"Xác định câu kéo được thêm vài tiếng, sắp xếp công việc cho nhân viên yên tâm và cũng giải thích là vì nhà gần chỗ đó nên bắt buộc phải bị vậy là do không may. Nhậu chia tay 1 bữa, về đá thêm bát phở vui mới đi về để tập trung", những dòng chia sẻ của nam thanh niên này đang lan mạnh trên mạng xã hội.

Dù anh này nói “sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu, vì đây là trách nhiệm cá nhân với cộng đồng" kèm theo chia sẻ thông tin về cuộc sống, sinh hoạt tại nơi cách ly tập trung rất thoải mái, tiện nghi, song câu chuyện người thanh niên trên trước khi thực hiện việc cách ly đã "tranh thủ" đi ăn phở, đi nhậu... khiến nhiều người lo lắng.

Theo PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc "tranh thủ" trước khi cách ly của người thanh niên trên là sai quy tắc cách ly.

"Khi có lệnh cách ly khu vực nào đó thì mọi công dân sống ở khu vực đó phải chấp hành cách ly, tuyệt đối không được phép "tranh thủ" như vậy.

Bởi người bị cách ly mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhưng để đảm bảo an toàn nên Hà Nội lên danh sách, rà soát khu vực cách ly và những người sống quanh khu vực đó phải chấp hành", ông Phu nói.

Mặc dù, nếu chỉ sống trong khu vực, không tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm virus thấp,  người dân không nên hoang mang, nhưng việc cách ly khoanh vùng là cần thiết.

PGS Phu nhấn mạnh việc khai báo y tế, cách ly phòng dịch Covid-19 là nhằm đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho bản thân người được cách ly, đồng thời cũng phòng bệnh cho những người xung quanh và cả cộng đồng.

Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch nhóm A phải được cách ly. Hình thức cách ly bao gồm: cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Chính phủ, Bộ Y tế thời gian vừa qua đã liên tục đưa ra các khuyến nghị yêu cầu các cá nhân có nghi ngờ nhiễm bệnh, đi đến từ vùng dịch phải chủ động cách ly y tế. 

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận