"Phim giả, tình thật": So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

"Phim giả, tình thật": So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Ra mắt ngày 16/2, Black Panther vẫn đang tiếp tục "càn quét" các phòng vé trên thế giới. Bộ phim lấy bối cảnh viễn tưởng ở Wakanda, một quốc gia Châu Phi với bề ngoài thuần nông nghiệp và nghèo đói. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một thành phố vô cùng phát triển, với công nghệ hiện đại vượt bậc đi trước thế giới.

Nguyên nhân của sự phát triển công nghệ ở Wakanda là do hàng nghìn năm trước, một thiên thạch đã rơi xuống vùng đất này và mang theo một loại tài nguyên vô cùng đặc biệt. Đó chính là Vibranium, kim loại cứng nhất trên Trái Đất và có những tính năng vô cùng ưu việt.

Từ Vibranium, công chúa Shuri - em gái vua T'Challa đã tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ vô cùng thú vị như những vũ khí đặc biệt, hay những bộ áo quần chống đạn siêu đỉnh cho đến hệ thống tàu điện từ trường chạy trong lòng núi. Tuy nhiên, những công nghệ tưởng chỉ có trong phim này lại đang dần hiện hữu trong thực tế. Nếu bạn vẫn chưa tin thì hãy đọc bài viết sau nhé. 

1. Hệ thống tàu điện từ trường

Trong phim: Hệ thống tàu điện từ trường của Shuri

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Có rất nhiều phương tiện giao thông hiện đại xuất hiện trong phim, nhưng không có phương tiện nào được “ưu ái” xuất hiện nhiều lần trên màn ảnh như hệ thống tàu đệm từ trong mỏ khai thác Vibranium nổi tiếng của Wakanda.

Giống như hầu hết công nghệ ở Wakanda, hệ thống tàu đệm từ và hàng rào sóng âm đặc biệt được thiết kế bởi công chúa Shuri, em gái của Vua T'Challa. Tuy nhiên hệ thống tàu đệm từ này không hoàn toàn là công nghệ viễn tượng mà có dựa trên thực tế.

Đạo diễn Ryan Cooler, người gốc Oakland, California, tiết lộ ông đã lấy cảm hứng từ hệ thống tàu điện của khu vực vịnh San Francisco Bay Area Rapid Transit . Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh đơn giản về tốc độ, hiệu quả và sự đổi mới của hai hệ thống đường sắt này thì quả là hết sức khập khiễng.

Thực tế: Hệ thống Hyperloop của Elon Musk

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Trong quá khứ, hệ thống tàu đệm từ của công chúa Shuri có thể là chuyện viễn tưởng. Nhưng giờ đây, tỷ phú Elon Musk đang dần dần biến điều này thành hiện thực. Mới đây, tập đoàn SpaceX của Musk đã nhận được giấy phép để bắt đầu xây dựng hệ thống giao thông tốc độ cao Hyperloop tại Washington, DC. Theo Elon Musk, khi hoàn thành hệ thống này có thể chở hành khách từ New York đến thủ đô trong vòng chưa đầy 30 phút.

Những toa tàu trong dự án Hyperloop sẽ chạy bên trong một đường ống khổng lồ nhờ sự hỗ trợ của lớp đệm không khí. Năng lượng để đẩy con tàu dựa vào cảm ứng điện từ.

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Nếu xuất hiện ở thế giới thực thì một người trẻ và sáng tạo như công chúa Shuri sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh về các loại tàu cao tốc thế hệ mới. Và chắc hẳn, chẳng ai  trong chúng ta phản đối nếu Shuri trở thành là người phụ trách hệ thống đường sắt cao tốc thế giới trong tương lai.

2. Điều khiển các thiết bị như xe hơi, máy bay từ xa

Trong phim: Lái xe mô phỏng từ xa

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Trong phim, nếu Shuri ngồi tại văn phòng của mình ở Wakanda và điều khiển chiếc xe Lexus tại Hàn Quốc - cách nửa vòng trái đất thì đặc vụ CIA Agent Everett Ross cũng ngồi tại văn phòng và điều khiển chiếc máy bay chiến đấu như thật.

Sử dụng công nghệ đỉnh cao của Wakanda, được gọi là Kimoyo bead, họ có thể thấy được khung cảnh trong chiếc xe, cũng như chạm vào và điều khiển các nút như thể họ đang thực sự ngồi trên một chiếc xe hoặc máy bay thật vậy.

Thực tế: Điều khiển máy bay không người lái từ xa thông qua hệ thống camera thực

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Một phi công ngồi trong buồng lái tại Vòng chung kết Giải vô địch máy bay không người lái tại Berlin năm 2017. Getty Images

Trên thực tế, chúng ta cũng đã có công nghệ điều khiển máy bay không người lái từ xa thông qua một hệ thống camera thực. Công nghệ này đã được áp dụng cho giải đua máy bay không người lái (drone) đầu tiên trên thế giới diễn ra cuối năm ngoái tại Berlin. Các tay đua chỉ ngồi một chỗ, đeo một chiếc kính thực tế ảo VR và cầm trên tay bộ điều khiển vô tuyến từ xa. Họ sẽ nhìn thấy hình ảnh được truyền trực tiếp từ camera gắn trên drone, sau đó điều khiển máy bay của mình bay về đích nhanh nhất.

Ngoài ra, còn có rất nhiều đồ chơi không người lái và kính thực tế ảo VR, cho phép người dùng có được một cái nhìn toàn cảnh từ trên cao trong thời gian thực. Tất nhiên, các nền tảng VR hiện tại hầu như không gây ấn tượng nhiều như công nghệ trong "Black Panther", trong đó người điều khiển hoàn toàn được bao quanh môi trường được mô phỏng giống như thực tế. Và dù không sử dụng kính thực tế ảo nhưng bởi một mô phỏng thời gian thực của môi trường mà không cần sử dụng tai nghe, nhưng Shuri và đặc vụ Ross trông vẫn rất “ngầu”.

3. Vật liệu siêu cứng

Trong phim: Vibranium

Trong Black Panther, Vibranium chính là cội nguồn sức mạnh của Wakanda. Trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Vibranium là kim loại cứng nhất, bền nhất và không thể bị phá hủy. 

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Marvel Studios

Theo truyền thuyết, một thiên thạch chứa đầy Vibranium đã rơi xuống Wakanda và trở thành vật liệu được cả thế giới thèm khát.Thứ kim loại đặc biệt này được sử dụng để chế tạo nên bộ giáp chống đạn siêu việt của Black Panther và cả chiếc khiên của Captain America.

Graphene

Mặc dù Vibranium có một số tính chất không thể nào có thật trong thực tế, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng vật liệu siêu cứng Graphen có một vài đặc điểm tương đồng. Graphene được mô tả là vật liệu nhẹ nhất và cứng nhất mà con người từng tìm thấy hoặc chế tạo ra.

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Theo các giáo sư tại Trường Đại học Minnesota, Graphene cứng gấp 10 lần thép chống đạn. Tuy nhiên liệu Graphene có được sử dụng để chế tạo một bộ giáp hay một chiếc khiên chống đạn như Vibranium hay không thì vẫn là dấu chấm hỏi.

Hiện vẫn việc tạo ra Graphene còn gặp nhiều trở ngại do thiếu nguồn cung. Chính vì thế, các nhà khoa học không phung phí chúng vào việc chế tạo áo giáp hay khiên mà chỉ sử dụng để chế tạo máy bay và đường sắt.

4. Vật liệu hấp thụ chấn động và phản hồi

Trong phim: Bộ giáp hấp thụ chấn động và phản hồi

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Bộ giáp đặc biệt của Chiến binh Black Panther được chế tạo từ Vibranium ngoài chống đạn còn có một tính năng thú vị, đó là hấp thụ lực tác động từ bên ngoài như đạn bắn hoặc một cú đấm, sau đó giải phóng năng lượng tích lũy này khi cần thiết trong chiến đấu. Nó gần giống như một bộ sạc năng lượng đặc biệt.

Thực tế: Vật liệu hấp thụ động năng

Lưu trữ động năng là một khái niệm phi vật lý. Theo quy luật vật lý, một chủ thể có động năng chỉ khi chuyển động và động năng không thể được dừng lại hay được chứa trong một “chiếc thùng” nào đó để tái sử dụng, chứ chưa kể đến một… lớp áo mỏng. Điều này làm cho nó khó có thể tái tạo được trong thực tế.

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Tuy nhiên, có một số cách để động năng từ một lực tấn công nào đó có thể được đổi hướng, phân tán bởi quần áo để bảo về người mặc, tương tự mũ bảo hiểm bảo vệ não và miếng đệm bảo vệ chân cho các vận động viên. Nếu tìm kiếm các bằng sáng chế trên Google, chúng ta có thể thấy một số nhà sản xuất đồ thể thao đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ này.

Đáng chú ý nhất, một công ty có tên Blue Design Limited đã đăng kí nhiều bằng sáng chế cho một loại vật liệu mỏng, nhẹ. Theo lý thuyết, vật liệu này có thể bảo vệ người mặc khỏi những lực tấn công bằng cách hấp thụ và giải phóng động lực ra một diện tích bề mặt rộng hơn.

Tuy nhiên, đăng kí sáng chế không có nghĩa là bạn sẽ thấy công nghệ này trong các cửa hàng thể thao ngay lúc này. Vì vậy trong lúc chờ đợi, hãy tiếp tục ngưỡng mộ những bộ áo quần được dệt khéo léo nhưng mang sức mạnh phi thường trong "Black Panther ".

5. Holograms

Trong phim:

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Ảnh nổi ba chiều xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh xuyên suốt bộ phim. Phòng thí nghiệm của Shuri có một số màn hình tái hiện hình ảnh ba chiều. Và các cuộc điện thoại giữa các thành viên trong Wakanda hiển thị người gọi lên không trung. Đó là một hình ảo ảnh ba chiều giúp tái hiện người thật thông qua một thiết bị đeo hiện đại, lấy cảm hứng từ đồ trang sức châu Phi. Đây cũng là một công nghệ mà hầu như đều xuất hiện trong các phim hành động viễn tưởng gần đây.

Các hình ba chiều trong bộ phim nhìn rõ ràng như FaceTime trên iPhone và di chuyển giống như một hình ảnh ba chiều nổi tiếng trong phim khoa học viễn tưởng “Star Wars” khi những chú robot R2-D2 phóng lên hình ảnh 3 chiều của công chúa Leia đang khẩn cầu nhân vật Obi Wan Kenobi.

Thực tế: Giai đoạn đầu của holographics

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Shahram Izadi trình diễn công nghệ "holoportation" của Microsoft. 

Có lẽ việc sử dụng công nghệ holographic (Kỹ thuật toàn ảnh) gây ấn tượng nhất là màn trình diễn bất ngờ của rapper Tupac Shakur ở Coachella vào năm 2012. Nhờ công nghệ Holographic, Tupac hiện ra như người thật, anh mặc quần jean, đi giày, để ngực trần vạm vỡ, chuyển động dễ dàng và hát cuồng nhiệt như người sống.

Cũng trong năm đó, hãng phim hoạt hình CGI dùng những thước phim cũ ghi hình Elvis Presley, rồi kết hợp kỹ thuật có tên gọi Pepper’s ghost xuất hiện từ thế kỷ 19 để mang lại cho công chúng hình ảnh như thật của ông vua nhạc rock 'n' roll trên sân khấu. 

Phim giả, tình thật: So sánh những công nghệ siêu ảo trong Black Panther với thực tế

Mặc dù công nghệ Holograms đang phát triển mạnh mẽ gần đây. Điển hình như công ty Microsoft đã trình diễn rất nhiều về công nghệ Holograms mới này. Tuy nhiên nó vẫn chỉ đang ở trong quá trình thử nghiệm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng chỉ khoảng vài năm nữa thôi, công nghệ này sẽ được ứng dụng trong thực tế.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận