Sếp UNESCO: Tin giả, tin xuyên tạc buộc người đọc phải tự chọn lọc thông tin

Sếp UNESCO: Tin giả, tin xuyên tạc buộc người đọc phải tự chọn lọc thông tin

Sếp UNESCO: Tin giả, tin xuyên tạc buộc người đọc phải tự chọn lọc thông tin

Các diễn giả chia sẻ tại Tọa đàm về tin giả, tin xuyên tạc vào ngày 21/3/2019.

Tại buổi tọa đàm về xử lý tin giả, tin xấu trên mạng xã hội trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 vào ngày 21/3/2019 tại Hà Nội, câu hỏi người đọc phải tiếp nhận thông tin thế nào khi mà tin giả, tin xuyên tạc xuất hiện ngày càng nhiều đã được các chuyên gia thảo luận.

Ông Quy Berger, Giám đốc một đơn vị trực thuộc UNESCO, có trụ sở tại Pháp cho hay, tin giả được một số tổ chức và cá nhân sử dụng với mục đích khác nhau, ví dụ như các chính trị gia, các nhóm xã hội sử dụng tin giả để dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho họ.

Tin giả khi bị thêu dệt sẽ đánh vào tâm lý người đọc tin, với một thông tin khi mà người đọc tiếp nhận nó thì với người này tin đó là quan trọng, nhưng với người kia tin đó lại không quan trọng, việc con người tiếp nhận thông tin đó và hiểu nó theo cách nào tùy thuộc vào cách của người đó diễn giải nó thế nào. Hiện có những tin giả hoặc cố tình làm giả để hướng sự chú ý của người đọc theo một hướng khác, do vậy người đọc tin cần tỉnh táo, xác định xem thông tin đó có chính xác hay không.

Ông Quy Berger cũng cho rằng, con người ngày càng có nhiều cơ hội đưa tin giả lên mạng xã hội, hay các phương tiện truyền thông xã hội. Trên Facebook có quá nhiều người đưa tin, người đọc sẽ không biết được đó là tin giả hay tin thật, vì có nhiều cơ quan  hay cá nhân họ giả vờ, thậm chí hóa trang thông tin biến thông tin ngụy tạo giống như thật và họ làm những tin giả này một cách có chủ đích. Có những người họ chỉ dựa vào một mẩu tin nhỏ, rồi ngụy tạo thành mẩu tin lớn hơn và chia sẻ trên mạng xã hội.

Trước hiện tượng tin giả ngày càng nhiều như vậy, đòi hỏi các nhà báo cần có đạo đức, đưa tin một cách chính danh và có độ uy tín cao. Nhiệm vụ nhà báo khi đăng tin phải xác định nguồn thông tin, tin đó có chính xác hay không, nguồn tin đáng tin cậy hay không.

Với người đọc để tránh trở thành nạn nhân của tin giả, thì phải kiểm chứng nguồn tin, luôn đặt mình trong trạng thái xem tin đó đến từ nguồn nào, tin đó có phải là chính thống hay không.

Tin giả, tin xuyên tạc đang khiến ngành truyền thông đang lo lắng. UNESCO đang rất lo ngại về vị trí của báo chí, báo chí đang đứng ở đâu trong thời đại truyền thông mạng xã hội đang phát triển và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đưa tin lên mạng. Ông Quy Berger cho rằng, nhiệm vụ của báo chí phải phản ánh tin tức sự thật, dựa trên các khoa học, chứ không phải là thông tin ngụy tạo tính chất khoa học, báo chí không nên đưa ra bình luận của mình mà chỉ nên gợi ý và thông báo tin tức cần bình luận cho người đọc.

“Nhà báo khi viết tin phải kết hợp giữa cái đầu và trái tim. Báo chí là kênh phản hồi của tin giả, đây là vấn đề mà báo chí chính thống cần giải quyết, báo chí tạo cơ hội cho độc giả có đánh giá riêng của họ. Thông tin báo chí đưa ra phải thật chuyên nghiệp và phải được xác minh, được kiểm chứng”, ông Quy Berger nói.

Các diễn giả cũng trao đổi về việc các kênh mạng xã hội của chính trị gia hay người nổi tiếng chính là kênh dữ liệu mà báo chí thu thập được. Ví dụ,Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump sử dụng Twitter thường xuyên từ khi ông tranh cử tổng thống đến nay, ông sử dụng rất hiệu quả kênh này bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin trên Twitter để đưa ra các thông tin liên quan đến công việc của mình.

Bà Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa quảng cáo và quan hệ công chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, có nhiều App khác nhau để nhiều người lợi dụng làm ra tin giả, tin giả là vấn đề chung của toàn thế giới, nhiều tổ chức đưa ra tin giả làm xói mòn lòng tin của công chúng. Do vậy các cơ quan báo chí hay học viện đào tạo phải luôn đề cao việc đào tạo hay tập huấn cho các nhà báo về việc kiểm chứng thông tin đúng hay sai, giả hay thật, ngành báo chí phải đi ra ngoài thực tế, tìm kiếm thông tin và sản xuất tin, phải xác định thông tin đó có tin cậy hay không. Tin giả xuất hiện khi người ta cố tình tạo ra, trách nhiệm của các nhà báo cần kiểm tra, kiểm chứng hay tin đó là tin thật hay giả.

Nhà báo Bùi Lê Anh Thư, Báo Thanh niên, các để các tờ báo tránh bị dính phốt đưa tin giả mà một số tờ báo có uy tín hay làm là họ cung cấp nguồn tin cho người đọc đi kèm bài báo. Ví dụ, trong một bài phỏng vấn, tờ báo có thể đưa cả ghi âm lên cho khán giả thực sự muốn xem nội dung hay dữ liệu liên quan. Chứng tỏ việc thu thập thông tin một cách rõ ràng, các nhà báo có thể xử lý thông tin một cách khác nhau sau khi thu nhưng, nhưng người đó phải được phép tiếp cận thông tin như vậy để nghe lại băng phỏng vấn để làm tin.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận